Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 54

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 54: Luyện tập nhóm Oxi - Lưu huỳnh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • Các dạng bài tập về oxi, lưu huỳnh và hợp chất của no
  • Biết được các ứng dụng của oxi, lưu huỳnh trong đời sống
  • Viết các phương trình phản ứng oxi hoá khử của oxi, lưu huỳnh và hợp chất của nó

II. Trọng tâm: Củng cố kiến thức liên quan.

III. Chuẩn bị:

  • GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập liên quan đến chương
  • HS: Ôn tập kiên thức ở nhà và làm các bài tập được giao

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

GV: Cho HS giải bài tập 4, 5, 6, 7, 8 (SGK):

Bài 4: GV gọi HS trình bày 2 phương pháp điêu chế H2S? Viết phương trình hoá học và nhận xét.

Bài 5: GV gọi HS trình bày phương pháp phân biệt? Viết pthh nếu có? nhận xét.

Bài 6: GV gọi HS trình bày cách nhận biết sau khi đã chọn thuốc thử? Viết phương trình hoá học và nhận xét.

Bài 7: GV gọi HS giải thích bằng phương trình phản ứng và nhận xét.

Bài 8: GV gọi HS lên bảng trình bày cách giải nhận xét.

B. Bài tập

Câu 4: Hai phương pháp:

Phương pháp 1:

Fe + S →FeS

FeS + 2HCl →H2S + FeCl2

Phương pháp 2:

Fe + 2HCl →H2 + FeCl2

H2 + S →H2S

Câu 5:

- Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết khí O2.

- Còn lại 2 bình là khí H2S và SO2 mang đốt khí nào cháy được là H2S, khí không cháy là SO2.

2H2S + 3O2 →2SO2 + 2H2O

Bài 6:

Lấy mỗi dung dịch 1 ít cho mỗi lần thử:

Dùng BaCl2 nhỏ vào 3 ống nghiệm:

- Có kết tủa trắng là 2 ống đựng H2SO4 và H2SO3.

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

H2SO3 + BaCl2 → BaSO3 + 2HCl

- Ống còn lại không có hiện tượng là HCl.

Lấy dd HCl vừa nhận được cho vào các kết tủa, nếu kết tủa tan là BaSO3 nhận H2SO3 và không tan là BaSO4 nhận H2SO4.

BaSO3 + 2HCl →BaCl2 + SO2 + H2O

Bài 7:

a. Khí H2S và SO2 không thể tồn tại trong cùng một bình chứa vì H2S là chất khử mạnh, khi tiếp xúc với SO2 sẽ xảy ra phản ứng:

2H2S + SO2 →3S + 2H2O

b. Khí O2 và Cl2 có thể tồn tại trong một bình vì O2 không tác dụng trực tiếp với Cl2.

c. Khí HI và Cl2 không tồn tại trong một bình vì Cl2 là chất oxi hóa mạnh và HI là chất khử mạnh.

Cl2 + 2HI → I2 + 2HCl

Bài 8:

Gọi x, y là số mol của Zn, Fe trong hỗn hợp

Phương trình hóa học:

Zn + S →ZnS

x x

Fe + S → FeS

y y

Vì S dư Zn, Fe phản ứng hết.

ZnS + H2SO4 → ZnSO4 + H2S

x x

FeS + H2SO4 →FeSO4 + H2S

y y

Đánh giá bài viết
1 73
Sắp xếp theo

    Giáo án Hóa học lớp 10

    Xem thêm