Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 27
Giáo án môn Hóa học lớp 10
Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 27: Phản ứng oxi hóa - khử được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử, là phản ứng oxi hoá - khử
- Xác định được chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể
II. Trọng tâm: Sự oxi hóa và sự khử, phản ứng oxi hóa khử.
III. Chuẩn bị:
- GV: một số bài tập củng cố
- HS: xem kĩ lại phần xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong các chất cụ thể
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
Hoạt động 1: GV: nhắc lại định nghĩa sự oxi hoá ở lớp 8?→ “sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá” GV: xác định số oxi hoá của magie và oxi trước và sau phản ứng? GV: Nhận xét sự thay đổi số oxi hoá của magie, magie nhường hay nhận bao nhiêu electron? → tăng từ 0 đến +2 → nhường 2e. GV: đưa ra định nghĩa mới Hoạt động 2: GV: nhắc lại định nghĩa sự khử ở lớp 8? GV: xác định số oxi hoá của đồng trước và sau phản ứng? GV: Nhận xét sự thay đổi số oxi hoá của đồng? → giảm từ +2 đến 0→ nhận 2e GV: đưa ra định nghĩa mới Hoạt động 3: Nhắc lại quan niệm cũ. Dùng các ví dụ trên để phân tích chất oxi hoá, chất khử GV: nêu định nghĩa Hoạt động 4: Các phản ứng không có oxi tham gia: Hãy xác định chất khử, chất oxi hoá trong các ví dụ sau? GV: Nhận xét các phản ứng ví dụ đều có chung bản chất, đó là sự chuyển electron giữa các chất tham gia phản ứng, chúng đều là phản ứng oxi hoá -khử GV: yêu cầu HS hãy định nghĩa thế nào là phản ứng oxi hoá - khử? Lưu ý: trong phản ứng oxi hoá - khử, sự oxi hoá và sự khử xảy ra đồng thời. Do đó, trong phản ứng oxi hoá - khử bao giờ cũng có chất oxi hoá và chất khử tham gia. | I. Định nghĩa 1. Sự oxi hoá 0 0 +2 -2 Ví dụ 1: 2Mg + O2 → 2MgO (1) 0 +2 Mg → Mg + 2e: sự oxi hóa Mg (quá trình oxi hoá Mg) ĐN: sự oxi hoá là sự nhường electron 2. Sự khử +2-2 0 0 +1 -2 Ví dụ 2: CuO + H2 → Cu + H2O (2) +2 0 +2 Cu + 2e → Cu: sự khử Mg (quá trình khử) ĐN: sự khử là sự thu electron 3. Chất khử, chất oxi hoá Ví dụ 1: Mg: chất khử; O2: chất oxi hoá Ví dụ 2: CuO: chất oxi hoá; H2: chất khử ĐN: - chất khử (chất bị oxi hoá) là chất nhường electron - chất oxi hoá (chất bị khử) là chất thu electron 4. Phản ứng oxi hoá - khử Ví dụ 3: 0 0 +1 -1 2Na + Cl2 → 2NaCl chất khử chất oxi hoá Ví dụ 4: 0 0 +1 -1 H2 + Cl2 → 2HCl chất khử chất oxi hoá Ví dụ 5: -3 +5 +1 NH4NO3 → N2O + 2H2O NH4NO3 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử ĐN: Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố |