Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 15

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 15: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học - Định luật tuần hoàn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học.
  • Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim
  • Khái niệm độ âm điện và sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện

II. Trọng tâm: Độ âm điện.

III. Chuẩn bị: Giáo án, sách giáo viên.

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

GV: Sự biến đổi cấu hình electron của các nguyên tố nhóm A là như thế nào?

GV: Nhóm VIIIA có đặc điểm gì? Viết cấu hình electron ngoài cùng tổng quát?

GV: Nhóm IA có đặc điểm gì? Viết cấu hình electron ngoài cùng tổng quát?

GV: Nhận xét, cho điểm

Hoạt động 2:

GV: Giải thích cho HS về tính kim loại và tính phi kim?

GV: Cho HS nghiên cứu SGK cũng cố khái niệm đó?

GV: Tính kim loại và tính phi kim có liên quan như thế nào đối với lớp electron ngoài cùng?

Hoạt động 3:

GV: Cho HS quan sát bảng tuần hoàn, cho HS thảo luận về tính kim loại, tính phi kim trong chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

GV: HS quan sát hình 2.1 SGK, hãy giải thích vì sao tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.

Hoạt động 4:

GV: Cho HS quan sát bảng tuần hoàn và xem hình 2.1 SGK, HS nhận xét về sự thay đổi tính kim loại và tính phi kim trong nhóm A?

GV: HS hãy giải thích vì sao tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần trong nhóm A?

GV: HS có kết luận gì về sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim trong nhóm A?

Hoạt động 5:

GV: Hướng dẫn HS đọc và hiểu độ âm điện?

GV: Độ âm điện có ảnh hưởng gì đến tính kim loại, tính phi kim?

GV: Cho HS quan sát bảng tuần hoàn và nhận xét sự biến đổi độ âm điện trong chu kì?

GV: HS nhận xét sự biến đổi giá trị độ âm điện trong nhóm A?

GV: HS có nhận xét gì về mối quan hệ giữa tính kim loại, tính phi kim và giá trị độ âm điện?

I. Tính kim loại, tính phi kim:

HS:

- Kim loại là những nguyên tố dễ mất electron để trở thành ion dương

- Phi kim là những nguyên tố dễ nhận electron để trở thành ion âm.

HS:

-Kim loại càng mạnh khi khả năng mất electron càng lớn.

- Phi kim càng mạnh khi khả năng nhận electron càng lớn.

1. Sự biến đổi tính chất trong một chu kì:

HS: Trong chu kì tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.

HS: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì điện tích hạt nhân tăng dần, số lớp electron không đổi, lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng tăng, làm cho bán kính nguyên tử giảm khả năng mất electron giảm, khả năng nhận electron tăng.

2. Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A:

HS: Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.

HS: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân trong nhóm A, số lớp electron tăng dần, làm cho bán kính nguyên tử tăng, lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng giảm, khả năng mất electron tăng, khả năng nhận electron giảm.

HS: Trong nhóm A theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đông thời tính phi kim giảm dần.

3. Độ âm điện:

HS: Đọc và ghi vào vở.

HS: Độ âm điện của một nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh và ngược lại.

HS: Trong chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân giá trị độ âm điện tăng dần.

HS: Trong nhóm A theo chiều tăng dần của diện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện giảm dần.

HS:Sự biến đổi giá trị độ âm điện và tính kim loại, tính phi kim phù hợp với nhau.

HS: Độ âm điện của một nguyên tố càng lớn thì tính phi kim càng mạnh, tính kim loại càng giảm và ngược lại.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 10

    Xem thêm