Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 7

Giáo án Lịch sử 8 bài 7 Kết nối tri thức

Mời thầy cô tham khảo Giáo án Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức bài 7 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII do VnDoc đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Lịch sử được biên soạn chi tiết, theo từng bài, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Lịch sử 8 chương trình mới.

I. Mục tiêu

1. Năng lực

1.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực của học sinh như sau:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất giải pháp và đánh giá các giải pháp của bạn

1.2. Năng lực lịch sử

Bước đầu rèn luyện các năng lực lịch sử: tìm hiểu LS; nhận thức và tư duy LS; vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn. Cụ thể:

- Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.

- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

- Nêu được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.

- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

2. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện hình thành ở HS những phẩm chất:

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, nhân ái, ủng hộ các cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công

- Trân trọng và biết ơn những thế hệ đi trước có công xây dựng và bảo vệ đất nước

2. Thiết bị dạy học và học liệu

Giáo viên

- Phiếu học tập dành cho HS.

- Một số tranh ảnh được phóng to (hoặc trình chiếu trên PowerPoint), một số video, mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

+ Đền thờ Hoàng Công Chất

- Lược đồ một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kì XVIII

Học sinh

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có)

Tiến trình dạy học

Hoạt động 1:Mở đầu

Mục tiêu:

- Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới.

Tổ chức thực hiện:

*GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. Học sinh làm việc cá nhân trong vòng 1 phút để xác định địa danh lịch sử trong hình ảnh

? Đây là địa danh nào?

Sử 8 KNTT

Luỹ Thầy – Luỹ Đào Duy Từ (Quảng Bình)

- HS quan sát hình ảnh: Luỹ Thầy – Luỹ Đào Duy Từ (Quảng Bình) và nêu ít nhất 01 sự hiểu biết của mình.

- HS quan sát hình ảnh, có thể trao đổi với bạn cùng bàn để trả lời

- GV gọi 1-2 HS trình bày kết quả của mình, các HS khác nhận xét, bổ sung

- Trên cơ sở trả lời của HS, GV nêu ra vấn đề để định hướng nhận thức của HS và kết nối vào bài

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Bối cảnh lịch sử

Mục tiêu:

- Nêu được một số nét chính về bối cảnh lịch sử của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Tổ chức thực hiện:

- HS khai thác kênh chữ SGK tr30,31, đặc biệt tư liệu 1,2, hoạt động cặp đôi trong vòng 2 phút để hoàn thành Phiếu học tập về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân ở Đàng Ngoài

PHIẾU HỌC TẬP

BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Chính trị

Kinh tế

Xã hội

- HS hoàn thành nhiệm vụ theo cặp

Dự kiến sản phẩm

PHIẾU HỌC TẬP

BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Chính trị

- Chính quyền Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc:

+ Vua Lê không có thực quyền

+ Chúa Trịnh giữ mọi quyền hành, ăn chơi phung phí

+ Quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân

Kinh tế

- Nông nghiệp đình đốn

- Thủ công nghiệp, thương nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn

Xã hội

- Nạn đói diễn ra khắp nơi

- Nhân dân bỏ làng đi phiêu tán

-> Cuộc sống khó khăn thúc đẩy nông dân vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến

- Đại diện 1-2 cặp trả lời theo từng lĩnh vực. Các cặp khác nhận xét, bổ sung

- HS trả lời đến đâu GV nhận xét, mở rộng và chốt kiến thức đến đó theo Phiếu học tập

+ GV phân tích tư liệu 1,2 SGK

Tư liệu 1 mô tả về tình cảnh khổ sở của người dân Đàng Ngoài do phải tham gia tu sửa, xây dựng rất nhiều công trình phục vụ nhu cầu của các chúa Trịnh; do sự hoành hành, nhũng nhiễu của đám hoạn quan đông đúc trong phủ chúa

Tư liệu 2 là minh chứng cho gánh nặng thuế khoá mà người dân phải gánh chịu khiến cho sản xuất đình đốn, không phát triển được. Cùng với đó là tình trạng giá cả đắt đỏ, đời sống người dân đói khổ, phải phiêu tán, đi ăn xin khắp nơi

-> Hai tư liệu trên là những dẫn chứng sinh động về cuộc khủng hoảng trầm trọng của xã hội Đàng Ngoài

+ GV cung cấp 1 số tư liệu trên màn hình để khắc sâu kiến thức cho HS

Chúa Trịnh Sâm càng lúng sâu hơn vào “vũng bùn” ăn chơi hưởng lạc. Vào dịp Tết Trung thu “chúa phát gấm làm hàng trăm, hàng ngàn cái đèn lồng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng” (Thượng kinh kí sự)

Quan lại xét xử “đục nước béo cò”, “để cho kẻ giảo hoạt lọt lưới pháp luật, kẻ điêu toa được múa mép, kẻ lí ngay đành phải chịu thua” (Thông sức của Ngự sử đài năm 1719)

Năm 1710, chúa Trịnh Doanh tăng thuế ruộng tư, đánh thuế cả vào diện tích đất không sản xuất được như “đồng chua nước mặn”, “đất sồi, rừng khô cằn”, “bãi cát trắng”.

Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đã nhận xét: “...Một tấc đất, không bỏ sót, không chỗ nào là không đánh thuế, cái chính sách vét hết lợi hình như quá cay nghiệt”.

Nạn đói khủng khiếp năm 1740 – 1741 ở Đàng Ngoài, “Dân lưu vong bồng bế, dắt díu nhau di kiếm ăn đầy đường… Dân phần nhiều sống nhờ rau cỏ, ăn cả chuột, rắn. Người chết đói ngổn ngang, người sống sót không còn một phần mười. Làng nào có tiếng trù mật cũng chỉ còn năm, ba hộ mà thôi” (Khâm định việt sử thông giám cương mục)

Người dân phải ăn vỏ cây, rau cỏ, thây chết đói đầy đường, thôn xóm tiêu điều. Những người sống sót thì phiêu tán khắp nơi.

Theo bản điều trần Ngô Thì Sĩ gửi chúa Trịnh thì 4 trấn đồng bằng (thuộc Bắc Bộ ngày nay) có 1076 xã, dân đi phiêu tán hết.

Năm 1741, số làng phiêu tán gần hết lên đến 1730 làng, số làng phiêu tán vừa là 1961 làng, nghĩa là hơn 1/4 tổng số làng xã của Đàng Ngoài.

2.2. Một số cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào nông dân Đàng Ngoài

a) Mục tiêu:

- Nêu được một số nét chính về thời gian bùng nổ, diễn biến chính, kết quả của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 7

Trên đây là Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức bài 7 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm