Giáo án tâm lý học đường lớp 1 trọn bộ
VnDoc.com xin gửi đến các thầy cô Giáo án tâm lý học đường lớp 1 trọn bộ, mời các bạn cùng tải về sử dụng. Đây là bài giáo án rất chi tiết hướng dẫn các em biết kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ, hỗ trợ thầy cô soạn giáo án lớp 1 chính xác và hiệu quả.
Giáo án tâm lý học đường lớp 1 trọn bộ
- Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 1
- Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 2
- Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 3
- Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 4
- Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 5
- Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 6
- Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 7
- Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 8
Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 1
CHỦ ĐỀ 1: CẢM XÚC NGÀY ĐẦU ĐẾN TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết quan sát, bước đầu làm quen với những tình huống về cảm xúc ngày đầu đến trường.
- Nhận biết, tìm hiểu, thảo luận về những cảm xúc ngày đầu đến trường qua các tình huống cụ thể.
- Biết đưa ra các cách ứng xử qua những trường hợp cụ thể
- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành một số tình huống.
KNS cơ bản: Bước đầu HS có kĩ năng tự giới thiệu về bản thân, kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ…..
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- SGK Thực hành Tâm lý học đường Lớp 1, bảng, tranh trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trò |
I. Ổn định: II. Bài mới: Giới thiệu bài 1. Hoạt động 1: Quan sát Mục tiêu: Biết quan sát, bước đầu làm quen với những tình huống về cảm xúc ngày đầu đến trường. - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh và mô tả hình ảnh các bạn học sinh trong những ngày đầu đến trường. - GV hỏi HS lần lượt qua các bức tranh: + Bức tranh 1 cho ta biết điều gì? + Bức tranh 2 các bạn nhỏ đang làm gì? + Bức tranh 3 các bạn nhỏ như thể nào? + Bức tranh 4 bạn nam đang làm gì và bạn nữ như thế nào? - GV nhận xét, kết luận. 2. Hoạt động 2: Nhận biết Mục tiêu: Nhận biết, tìm hiểu, thảo luận về những cảm xúc ngày đầu đến trường qua các tình huống cụ thể. - GV yêu cầu HS quan sát tranh thực hiện đánh dấu X vào những hành vi chưa đúng bằng hình thức cá nhân. - GV gọi HS nêu những hành vi cho rằng chưa đúng. - GV sửa bài, nhận xét: Một số học sinh còn lo lắng, thiếu tập trung trong những ngày đầu đến trường do chưa quen với môi trường học tập mới. Và đặc biệt là các em mới bắt đầu bước vào lớp 1. 3. Hoạt động 3: Ứng xử Mục tiêu: Biết đưa ra các cách ứng xử qua những trường hợp cụ thể. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đánh dấu X vào những cách ứng xử phù hợp trong những ngày đầu đến trường. - GV gọi các nhóm trả lời. - GV nhận xét đưa ra kết luận: Những khoảnh khắc lo lắng trong ngày đầu đến trường sẽ nhanh chóng qua đi khi em tham gia các hoạt động lí thú và bổ ích ở trường. 4. Hoạt động 4: Trải nghiệm Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để xử lý, thực hành một số tình huống. a. Hoạt động cá nhân - GV đưa ra một số tình huống và hướng dẫn HS xử lý và thực hiện những tình huống: + Tình huống 1: Hãy tìm chỗ em muốn ngồi trong lớp và làm quen với các bạn xung quanh. + Tình huống 2: Hãy kể cho cha mẹ nghe về những hoạt động của em trong ngày đầu đến trường. - GV mời một số HS cùng thực hiện xử lý các tình huống - GV nhận xét, tuyên dương các em thực hiện xử lý tình huống tốt, động viên các em cần mạnh dạn hơn trong khi trả lời. b. Hoạt động nhóm - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 đến 10 HS và thực hiện Trò chơi “Vòng tròn giới thiệu” - Các thành viên trong nhóm sẽ tự giới thiệu về bản thân và trò chuyện với nhau về: tên, màu sắc yêu thích, trò chơi yêu thích, những điều muốn thực hiện khi ở trường… Sau đó mỗi nhóm sẽ cử 1 bạn lên giới thiệu về các thành viên trong nhóm - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm. - Sau khi thực hiện trò chơi các thành viên trong nhóm sẽ cùng chia sẻ về các hoạt động trong những ngày đầu đến trường theo các gợi ý như: + Trong giờ học em cần phải làm gì? + Em cần làm gì để đi học đúng giờ và không quên đồ dung học tập? + Em thích điều gì nhất trong ngày đầu đến trường? …… - GV mời các nhóm trả lời - GV nhận xét, kết luận. III. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Tuyện dương các em có tình thần học tập tốt, động viên các em cần mạnh dạn hơn trong giờ học. | - Lắng nghe - HS quan sát tranh - HS lần lượt trả lời các câu hỏi thông qua các bức tranh - HS lắng nghe, thực hiện bài. - Một số HS trả lời. - HS lắng nghe - HS thực hiện thảo luận nhóm đôi. - Các nhóm lần lượt trả lời. - HS lắng nghe kết luận. - HS lắng nghe và cùng với các bạn trong nhóm thực hiện các tình huống. - Một số HS thực hiện xử lý tình huống. - Lắng nghe |
Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 2
CHỦ ĐỀ 2: CHÀO HỎI
I. MỤC TIÊU:
Học xong chủ đề HS có khả năng:
- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi.
- Biết chào hỏi trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày.
- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- SGK Thực hành Tâm lý học đường Lớp 1, bảng, tranh trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trò |
I. Ổn định: II. Bài mới: Giới thiệu bài 1. Hoạt động 1: Quan sát Mục tiêu: Biết được những hành vi không nên làm qua quan sát tranh. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và đánh dấu X vào những hành vi không nên làm. - GV gọi HS trả lời - GV nhận xét, kết luận. 2. Hoạt động 2: Nhận biết Mục tiêu: Nhận biết, mô tả được những việc đã làm. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện thảo luận nhóm đôi. - GV hướng dẫn các nhóm thực hiện chào hỏi theo hình minh họa SGK. - GV gọi các nhóm lên trình bày - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt. - Kết luận: + Chào hỏi bày tỏ sự thân thiện, lễ phép. + Chào hỏi giúp em gần gũi và thể hiện sự quan tâm tới mọi người. 3. Hoạt động 3: Ứng xử Mục tiêu: Hiểu như thế nào là cách chào đúng. - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi: +Tranh 1 có những ai, họ làm gì? +Tranh 2 có hai bạn nhỏ đang làm gì? +Tranh 3 em bé hành động như thế nào? - GV gọi HS trả lời các câu hỏi, nhận xét và kết luận: + Khi chào mọi người, em là một em bé ngoan. + Khi chào mọi người, em phải có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ. 4. Hoạt động 4: Trải nghiệm Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để xử lý, thực hành một số tình huống. * Hoạt động nhóm - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 đến 10 HS và thực hiện Trò chơi “Chào hỏi” - Từng thành viên trong nhóm sẽ đống vai các nhân vật trong trường, gia đình như: thầy cô, bác lao công, bác bảo vệ, ông bà, bố mẹ, anh chị, cô, bác….Các thành viên còn lại thực hành chào theo những cách đã học. - GV mời các nhóm lên thực hiện trò chơi - GV nhận xét, kết luận. - Tuyên dương, động viên các em có tiến bộ. III. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Tuyện dương các em có tình thần học tập tốt, động viên các em cần mạnh dạn hơn trong giờ học. | - Lắng nghe - HS quan sát tranh và thực hiện - HS trả lời - HS lắng nghe - HS thực hiện thảo luận nhóm đôi - Các nhóm lần lượt lên trình bày - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi. - Một số HS trả lời. - HS lắng nghe - HS lắng nghe và cùng với các bạn trong nhóm thực hiện các tình huống. - Các nhóm lần lượt mời đại diện tham gia trò chơi - Lắng nghe |
Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 3
CHỦ ĐỀ 3:
BÀI 3: KHÔNG MUỐN ĐI HỌC
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết biểu hiện, hành vi, việc làm, tâm trạng và cảm xúc khi đi học.
- Biết cách ứng xử đúng khi đi học.
- Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống
II. Phương tiện dạy học:
- Tài liệu tâm lí học đường.
- Tranh minh họa
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Bài cũ: - Gặp thầy cô em phải chào như thế nào? - Gặp bạn bè em chào như thế nào? - Gv nhận xét. 2. Bài mới Giới thiệu bài: Bài 3– Không muốn đi học. - GV nêu mục tiêu của tiết học: Hoạt động 1: Quan sát hình minh họa trong SGK. -Hãy quan sát hình minh họa và mô tả biểu hiện không muốn đi học. (tranh SGK trang 16) - Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi và trả lời - GV nhận xét chốt nội dung. Tranh 1: lo lắng khi nghĩ đến việc đi học Tranh 2: Không muốn dậy đi học Tranh 3: Trốn trong phòng không muốn đi học Tranh 4: Lấy lí do để được thầy cô cho về sớm Gv chốt: Đó là những hành vi không đúng và không nên làm để nghỉ học. Hoạt động 2: Nhận biết + Hãy quan sát hình minh họa SGK trang 17 và trao đổi với bạn về những lí do các bạn trong hình không muốn đi học. Đại diện nhóm trình bày HS – GV nhận xét bổ sung Gv chốt: Có rất nhiều lí do dẫn đến việc không muốn đi học. Hoạt đông 3: Ứng xử Mô tả những điều cần làm khi đi học (tranh SGK trang 18,19) - GV nhận xét Hoạt đông 4: Trải nghiệm - Hoạt động cá nhân -Đánh dấu tích vào các hình mô tả những việc cần làm quen khi em là học sinh lớp 1 SGK trang 20 -GV chốt nội dung. Nhắc HS vận dụng vào cuộc sống hàng ngày Liên hệ 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau | - HS TL HS làm việc cá nhân - HS nêu theo ý của mình - HS thảo luân theo nhóm 4 - Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày -Hoạt động cá nhân Lần lượt các em nêu ý kiến của mình - HS nêu các việc em đã làm khi đi học |
Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 4
CHỦ ĐỀ 4
BÀI 4: KHI YÊU CẦU KHÔNG ĐƯỢC ĐÁP ỨNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết biểu hiện, hành vi, việc làm, tâm trạng và cảm xúc khi yêu cầu không được đáp ứng.
- Biết cách ứng xử đúng trong cuộc sống.
II. Phương tiện dạy học:
- Tài liệu tâm lí học đường.
- Tranh minh họa
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Bài cũ: - Khi thầy cô đang nói, em phải làm gì? - nêu những việc cần làm khi em đi học? - Gv nhận xét. 2. Bài mới Giới thiệu bài: Bài 4– Khi yêu cầu không được đáp ứng . - GV nêu mục tiêu của tiết học: Hoạt động 1: Quan sát hình minh họa trong SGK. - Hãy quan sát hình minh họa và mô tả biểu hiện của các bạn trong hình. (tranh SGK trang 23) - Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi và trả lời - GV nhận xét chốt nội dung. Tranh 1: lấy đồ dùng của bạn Tranh 2: Đòi mẹ mua đồ chơi Tranh 3: Thích chơi, không thích học Tranh 4: Buồn vì mẹ không cho đi dự tiệc sinh nhật Gv chốt: Đó là những hành vi không đúng và không nên làm. Hoạt động 2: Nhận biết a. Đọc truyện SGK trang 24 và trả lời câu hỏi - HS thảo luân theo nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày HS – GV nhận xét bổ sung b. Những phản ứng thường gặp khi yêu cầu không được đáp ứng - Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi và trả lời. -Gv nhận xét chốt nội dung Hoạt đông 3: Ứng xử Mô tả cách ứng xử của các bạn trong hình bên dưới khi yêu cầu không được đáp ứng (tranh SGK trang 27,28) - Hoạt động cá nhân - GV nhận xét Hoạt đông 4 : Trải nghiệm - Hoạt động theo nhóm mỗi nhóm 6 hs đóng vai theo yêu cầu. -Lần lượt các nhóm đóng vai -GV chốt nội dung. Liên hệ : Nhắc HS vận dụng vào cuộc sống hàng ngày 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau | - HS TL HS làm việc cá nhân - HS nêu theo ý của mình - HS thảo luân theo nhóm 4 - Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. -Hs trả lời - HS hoạt động cá nhân - HS thảo luân theo nhóm Lần lượt các nhóm đóng vai |
Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 5
CHỦ ĐỀ 5 : KHI EM MẮC LỖI
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được các hành vi ,việc làm có lỗi , hiểu được tâm trạng và cảm xúc khi mắc lỗi
- Biết cách ứng xử đúng khi mắc lỗi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC;
- Tranh minh họa trong sách TLHĐ lớp 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh trả lới câu hỏi: 1. Bạn gái có phản ứng như thế nào khi mẹ không đồng ý mua búp bê? 2. Em có tán thành hành vi của bạn gái không vì sao? GV nhận xét ,đánh giá 2. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát tranh Gv giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm dôi Em hãy quan sát 4 hình trong sách trang 21 và mô tả hành vi các bạn trong tranh GV chốt nội dung; Tranh 1: Vứt rác không đúng nơi quy định Tranh 2: Đi học muộn Tranh 3: Không chuẩn bị đồ dùng học tập Tranh 4: Làm ồn trong giờ ôn bài Đó là nhũng hành vi không đúng không nên làm điều đó làm cho bản thân bị mắc lỗi Hoạt động 2: Nhận biết GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân Em hãy đánh dấu tích vào trong hình mô tả phản ứng của em khi mắc lỗi GV chốt nội dung : Khi mắc lỗi mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau đó là những phản ứng tự nhiên của con người Hoạt động 3: Ứng xử GV yêu cầu học sinh thảo luận trước lớp Bằng hình thức cho học sinh hỏi đáp các câu hỏi mà GV đưa ra GV chốt và đưa ra cách ứng xử đúng: + Khôn g nói dối và đổ lỗi cho người khác, cần nhận lỗi của mình và lắng nghe lơi nhắc nhở để lần sau không tái phạm Hoạt động 4: Trải nghiệm GV cho học sinh thảo luận nhóm mỗi nhóm khoảng 6 học sinh nêu tình huống trong sách và các câu hỏi gợi ý học sinh thảo luận Tuyên dương những nhóm thực hiện tốt Rút ra bài học: Khi mắc lỗi sẽ cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ nhưng không vì thể mà nói dối hoặc đổ lỗi cho người khác cần rút kinh nghiệm cho bản thân để không tái phạm nữa Nếu thấy bạn mắc lỗi không nên đùa cợt hoặc chế giễu bạn, không kể với bạn khác về lỗi của bạn mình 3. Củng cố dặn dò: Yêu cầu học sinh nêu bài học kinh nghiệm sau tiết học bằng những câu hỏi gợi ý sau: Khi vô tình mắc lỗi bạn sẽ ứng xử thế nào? Có nên cười cợt chế giễu bạn khi bạn mình mắc lỗi không. | HS trả lời – HS nhận xét bổ sung HS lập nhóm quan sát tranh theo yêu cầu Đại diện nhóm nêu nội dung từng tranh HS khác nhận xét bổ sung HS quan sát tranh đánh dấu tích vào ô tương ứng HS trình bày trước lớp – HS khác nhận xét những biểu hiện khi mắc lỗi HS thực hiện hỏi đáp trước lớp các câu hỏi +Theo bạn khi biết mình đã mắc lỗi ,mình có nên nói dối hoặc đổ lỗi cho người khác không vì sao? HS thảo luận đưa ra câu trả lời – hs khác nhận xét bổ sung Các nhóm thảo luận về hai tình huống Trong tranh vè và những câu hỏi gợi ý bên dưới Đại diện nhóm trình bày – Nhóm khác nhận xét bổ sung rút ra bài học HS trả lời |
Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 6
CHỦ ĐỀ 6 : HAY LA HÉT
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được la hét là một hành vi không tốt, cần điều chỉnh hành vi khi có những tình huống khi muốn gây chú ý cho người khác hoặc khiến bản thân cảm thấy không hài lòng
- Hiểu trong một số trường hợp việc la hét có thể khiến những người xung quanh không thiện cảm, tức giận hay thậm chí xa lánh mình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa trong sách TLHĐ lớp 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1. Kiểm tra bài cũ Gọi 2 hs trả lời câu hỏi: - Em sẽ ứng xử thế nào khi mắc lỗi? - Có nên cười cợt chế giễu bạn khi bạn mình mắc lỗi không? GV nhận xét đánh giá . tuyên dương 2. Bài mới: GTB Hoạt động 1: Quan sát Yêu cầu học sinh quan sát tranh mô tả tình huống khiến bạn học sinh la hét trong các hình minh họa trong sách ? Điều gì khiến các bạn trong hình minh họa la hét GV nhận xét chốt nội dung: Khi không hài lòng với điều gì đó hoặc không được quan tâm đúng mức , thích mọi người chú ý, điều đó khiến nhiều bạn muốn la hét thật to để thỏa mã cảm xúc của mình Vậy nguyên nhân nào khiến chúng ta la hét; Hoạt động 2: Nhận biết Yêu cầu học sinh quan sát tranh làm việc cá nhân tìm hiểu nguyên nhân của hành vi la hét GV nhận xét đánh giá những ý kiến học sinh đưa ra nêu kết luận: Hành vi la hét thường là do các em không kiềm chế được cảm xúc của mình trong một số tình huống...... Trong một số trường hợp việc la hét khiến những người xung quanh tức giận xa lánh.... Hoạt động 3: Ứng xử Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi Về cách ứng xử phù hợp trong những tình huống có thể khiến em la hét: GV nhận xét tuyên dương những ý kiến hay và đúng chốt nội dung; Cần kiềm chế cảm xúc của mình trong những tình huống khiến bản thân cảm thấy không hài lòng hoặc tức giận .... Hoạt động 4: Trải nghiệm GV cho học sinh tập đóng vai các tình huống trong hình vẽ minh họa sách (TLHĐ 1 Trang 43) Gv tuyên dương những học sinh thực hiện tốt Yêu cầu học sinh rút ra bài học bằng các câu hỏi gợi ý : Theo em có nên la hét không? Việc la hét sẽ khiến người xung quanh cảm thấy thế nào ? 3. Củng cố dặn dò: Yêu cầu học sinh nêu bài học Liên hệ thực tế. | HS trả lời học khác nhận xét HS quan sát tranh – Nêu nội dung tranh HS Trả lời- HS khác nhận xét HS lắng nghe HS quan sát tranh đưa ra ý kiến cá nhân trước lớp – HS khác nhận xét bổ sung HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến trước lớp – Nhóm khác nhận xét bổ sung HS đóng vai người la hét trong các tình huống – HS khác nêu cảm nhận của mình khi thấy bạn la hét HS trả lời – hs khác bổ sung |
Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 7
CHỦ ĐỀ 7: BÀI 7: TRANH CÃI TRONG KHI CHƠI
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được khi chơi chung tình trạng tranh giành đồ chơi sẻ xảy ra nếu không ai chịu nhường ai hoặc không thống nhất cách chơi.
- Biết nhường nhịn, thống nhất cách chơi, chơi cùng nhau mới vui vì điều này giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tinh thần đoàn kết.
- Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống
II. Phương tiện dạy học:
- Tài liệu tâm lí học đường ( Tr 44 đến 49).
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Bài cũ: ? Khi bị bắt nạt ở trường em nên làm gì? - Khi nào thường xảy ra hành vi la hét? - Gv nhận xét. 2. Bài mới Giới thiệu bài: Bài 7 – Tranh cãi trong khi chơi. - GV nêu mục tiêu của tiết học: Hoạt động 1: Quan sát hình minh họa trong SGK. -Hãy quan sát hình minh họa và đánh dấu x vào những tình huống tranh cãi trong khi chơi mà em từng gặp phải.(tranh SGK trang 45) - Gọi HS trả lời - GV nhận xét. Hoạt động 2:Nhận biết + Hãy quan sát hình minh họa SGK trang 46 và trao đổi với bạn về những điều cần biết khi chơi chung. Đại diện nhóm trình bày HS – GV nhận xet bổ sung Hoạt đông 3: Ứng xử Đánh dấu x vào những cách ứng xử phù hợp khi chơi với bạn (tranh SGK trang 47,48) - GV nhận xét Hoạt đông 4 : Trải nghiệm - Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 6 HS -GV cho HS chơi theo 2 cách chơi như SGK trang 49 - Kết thúc 2 cách chơi các HS nói lên cảm nhận của mình trong khi đến lượt chơi và khi cùng thống nhất về cách chơi với bạn. GV nhận xét tuyên dương Nhắc HS vận dụng vào cuộc sống hàng ngày Liên hệ 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. | - HS TL HS làm việc cá nhân - HS nêu theo ý của mình - HS thảo luân theo nhóm 4 - Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày Hoạt động nhóm 3p Các em phân vai tập duyệt Lần lượt các em nêu ý kiến của mình - HS nêu các việc em đã làm khi chơi với bạn |
Giáo án tâm lý học đường lớp 1 - Chủ đề 8
CHỦ ĐỀ 8:
BÀI 8: QUẤY RỐI Ở TRƯỜNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết được những hành vi quấy rối ở trường là: giật tóc,cấu véo,hù dọa bạn...
- Quấy rối ở trường là biểu hiện của bạo lực học đường,khiến cho môi trường học tập bị ảnh hưởng,các em cảm thấy không an toàn khi đi học,....
- Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống
II. Phương tiện dạy học:
- Tài liệu tâm lí học đường (Tr 50 đến 57).
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Bài cũ: ? – Khi chơi với bạn em có cãi nhau với bạn không?Vì sao? - Gv nhận xét. 2. Bài mới Giới thiệu bài: Bài 8 – Quấy rối ở trường - GV nêu mục tiêu của tiết học: Hoạt động 1: Quan sát hình minh họa trong SGK. -Hãy quan sát hình minh họa và trao đổi với bạn về biểu hiện,tác hại của hành vi quấy rối ở trường. - Gọi HS trả lời GV chốt lại: - Quấy rối ở trường là biểu hiện của bạo lực học đường,khiến cho môi trường học tập bị ảnh hưởng,các em cảm thấy không an toàn khi đi học,.... Hoạt động 2: Nhận biết Hỏi : Hãy quan sát hình minh họa và trao đổi với bạn một số nguyên nhân của hành vi quấy rối ở trường.(hình SGK trang 52) GV kết luận: Có một số nguyên nhân - Một số bạn thích bắt nạt các bạn khác. - Một số bạn không ý thức được hành vi của mình là không đúng..... Hoạt đông 3: Ứng xử + a.Ứng xử khi em bị quấy rối. - Tránh những nơi có nguy cơ bị quấy rối. - Bình tĩnh và kiên quyết tỏ rõ thái độ không hài lòng khi bị quấy rối... +b. Ứng xử khi thấy hành vi quấy rối ở trường. (tranh SGK trang 54) GV chốt lại: - Em cần tìm hiểu về cách đối phó với hành vi quấy rối để có phản ứng phù hợp khi gặp hành vi này trong trường học. Hoạt đông 4: Trải nghiệm Hoạt động cá nhân Đánh dấu x vào những điều nên làm khi em bị quấy rối ở trường.(tranh SGK trang 55,56) b. Hoạt động nhóm 5p - Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 6 HS - GV cùng HS đóng vai tình huống trong SGK trang 57 GV quan sát HD học sinh cách ứng xử phù hợp trong tình huống này Nhắc HS vận dụng vào cuộc sống hàng ngày Liên hệ 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. | - HS TL HS thảo luận nhóm đôi Đại diện các nhóm trình bày HS thảo luận nhóm đôi Đại diện các nhóm trình bày - HS nêu theo ý của mình - HS làm việc cá nhân HS đóng vai theo nhóm - Đại diện 1-2 nhóm trình bày. |
Giáo án tâm lý học đường lớp 1 trọn bộ gồm có 8 chủ đề là bộ giáo án đầy đủ hướng dẫn các em học sinh lớp 1 biết cách ứng xử, biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong nhà trường, giúp các em học sinh có kĩ năng tự giới thiệu về bản thân, kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ, biết nhường nhịn, biết hòa đồng chơi cùng các bạn trong lớp vì điều này giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tinh thần đoàn kết.
Ngoài Giáo án tâm lý học đường lớp 1 trọn bộ trên, các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo toàn bộ đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán 1 và Tiếng Việt 1 hơn.