Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 7: Kể chuyện - Trận bóng dưới lòng đường

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 3

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 tuần 7: Kể chuyện - Trận bóng dưới lòng đường được biên soạn chi tiết, rõ ràng giúp các em học sinh nắm được kĩ năng nói, học sinh biết nhập vai một nhân vật, kể lại 1 đoạn của câu chuyện. Đồng thời, rèn kĩ năng nghe cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tham khảo giảng dạy.

KỂ CHUYỆN

TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG

I. MỤC TIÊU

  • Kể lại được một đọan của câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện
  • Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

  • Thanh minh họa các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể)
  • Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

  • Hai, ba hs đọc bài Nhớ lại buổi đầu đi học và trả lời các câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
  • GV nhận xét, cho điểm.

3. Bài mới

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Hoạt động 5: Xác đinh yêu cầu (2’)

- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 55, SGK.

- Kể lại một đoạn của câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường theo lời một nhận vật.

- Trong truyện có những nhân vật nào?

- Các nhận vật của truyện là: Quang, Vũ, Long, bác đi xem máy, bác đứng tuổi, cụ già, bác đạp xích lô.

- Đoạn 1 có những nhân vật nào tham gia câu chuyện?

- Đoạn 1 có 3 nhận vật là Quang, Vũ, Long và bác đi xe máy.

- Vậy nếu chọn kể đoạn 1, em sẽ đóng vai một trong 3 nhân vật trên để kể.

- GV hỏi tương tự với đoạn 2 và đoạn 3 để HS xác định được nhận vật mà mình sẽ đóng vai để kể.

- Đoạn 2 có 5 nhận vật là Quang, Vũ, Long, bác đứng tuổi và cụ già.

- Đoạn 3 có 4 nhận vật là Quang, cụ già, bác đứng tuổi, bác đạp xích lô.

- Khi đóng vai nhân vật trong truyện kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô?

- Phải chọn xưng hô là tôi (hoặc mình, em) và giữ cách xưng hô ấy từ đầu đến cuối câu chuyện, không được thay đổi.

Hoạt động 5: Hướng dẫn HS kể chuyện (19’)

Mục tiêu:

- Kể lại được một đọan của câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện.

- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

Cách tiến hành: Kể mẫu.

- Gọi 3 HS khá kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể một đoạn truyện.

- 3 HS kể, sau mỗi lần có bạn kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.

Kể theo nhóm

- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 HS, yêu cầu mỗi em chọn một đoạn truyện và kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.

- Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho nhau.

Kể trước lớp

- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.

- 2 đến 3 HS thi kể 1 đoạn trong truyện.

- Tuyên dương HS kể tốt.

- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện đúng, hay nhất.

Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (3’)

- Hỏi: Khi đọc câu chuyện này, có bạn nói Quang thật là hư. Em có đồng tình với ý kiến của bạn đó không? Vì sao?

- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em.

- GV hướng dẫn để HS nhận thấy rằng Quang và các bạn có lỗi là đá bóng dưới lòng đường và làm cụ già bị thương nhưng em đã biết ân hận. Quang là cậu bé giàu tình cảm, khi nhìn cái lưng của ông cụ, em nghĩ đến cái lưng của ông nội mình và mếu máo xin lỗi ông cụ.

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

Đánh giá bài viết
1 1.059
Sắp xếp theo

    Giáo án Tiếng Việt 3

    Xem thêm