Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì?

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây của VnDoc.com để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

1. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì?

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015:

Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.

2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Hiểu đơn giản hiệu lực đối kháng với người thứ ba là khi xác lập giao dịch đảm bảo, quyền và nghĩa vụ các bên trong giao dịch không chỉ xác lập với hai bên trong giao dịch, trong một số trường hợp còn phát sinh với bên thứ 3 chiếm giữ tài sản.

Ví dụ: Trong trường hợp A là bên vay có thể chấp tài sản là quyền sử dụng đất cho ngân hàng B nhưng lại giao mảnh đất cho C sử dụng, thì trong trường hợp A không đủ khả năng thanh toán và xử lý tài sản đảm bảo ngân hàng B có quyền yêu cầu C không tiếp tục sử dụng mảnh đất để tiến hành thủ tục thanh lý tài sản đảm bảo.

2. Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba phát sinh khi đăng ký giao dịch đảm bảo hoặc bên nhận tài sản đảm bảo nẵm giữ hoặc chiếm giữ tài sản (đây là điểm mới so với bộ luật dân sự 2005)

3. Quyền lợi bên nhận đảm bảo khi phát sinh nghĩa vụ đối kháng

Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

4. Trường hợp nào phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Hiện tại có 9 biện pháp bảo đảm nhưng chỉ có 4 biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba đó là Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Bảo lưu quyền sở hữu; Cầm giữ tài sản.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục hỏi đáp thắc mắc trong mục tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
1 146
Sắp xếp theo

    Tài liệu Văn hóa và Giải trí

    Xem thêm