Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Phạm Thảo Lịch Sử Lớp 11
    1 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Batman

    Cao trào cách mạng 1905 - 1908 mang đậm tính dân tộc, dân chủ, là một cuộc Cách mạng dân chủ tư sản. Nó tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đánh dấu thời kì đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ.

    0 06/10/21
  • Đặng Phú Lịch Sử Lớp 11
    1 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đường tăng

    - Mặt tích cực trong mục tiêu đấu tranh của Đảng Quốc Đại Ấn Độ:

    Đảng Quốc đại chính Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài chính trị. Tư sản Ấn Độ được tự do phát triển kinh tế và được tham gia chính quyền

    Bên cạnh đó vì sử dụng chủ trương đấu tranh ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách thì có thể tránh được những cuộc đấu tranh vũ trang, gây ảnh hưởng thiệt hại đến người và vật chất.

    - Mặt hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Đảng Quốc Đại Ấn Độ

    Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của một số người lãnh đạo Đảng Quốc đại và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, trong nội bộ Đảng Quốc đại hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái cực đoan. Phái này phản đối thái độ thỏa hiệp của phái ôn hòa và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh => vì chính sách thỏa hiệp nên vẫn không đòi lại được quyền tự do cho nhân dân cho đất nước, bắt buộc phải đấu tranh vũ trang để dành lại độc lập

    3 05/10/21
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11
    1 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đường tăng

    Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nhưng không đồng đều giữa các nước.

    - Hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản, đã xuất hiện phong trào đấu tranh của một lực lượng mới – giai cấp vô sản.

    - Giai cấp vô sản trẻ tuổi bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, mở ra một triển vọng mới cho cách mạng,

    - Các Đảng cộng sản được thành lập và nắm quyền lãnh đạo cở nhiều nước.

    0 10/09/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖

    Cách mạng năm 1932 đã:

    • Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến.

    • Tạo điều kiện cho việc tiến hành các cải cách theo hướng tư sản.

    • Mở ra một thời kì phát triển mới của Xiêm.

    1 09/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11
    3 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Người Sắt

    Những nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện:

    1. Mã Lai

    - Nguyên nhân: chính sách bóc lột nặng nề của thực dân Anh.

    - Nét chính: Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản thông qua tổ chức Đại hội toàn Mã Lai lãnh đạo

    - Hình thức đấu tranh phong phú:

    + Đòi dùng tiếng Mã Lai trong trường học.

    + Đòi tự do kinh doanh, cải thiện việc làm.

    + Giai cấp công nhân cùng tham gia tích cực. Tháng 4/1930: Đảng Cộng sản được thành lập đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện để lãnh đạo phát triển cách mạng.

    2. Miến Điện

    * Đầu XX:

    - Phong trào đấu tranh phát triển dưới nhiều hình thức (bất hợp tác, tẩy chay hàng hóa Anh, không đóng thuế...).

    - Phong trào đã lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Tiêu biểu là nhà sư Ốttama đã khởi xướng và lãnh đạo.

    * Trong thập niên 30:

    - Phong trào phát triển lên bước cao hơn.

    - Tiêu biểu là phong trào Tha Kin đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia đòi quyền làm chủ đất nước (đòi cải cách quy chế đại học, thành lập trường đại học riêng cho Miến Điện, đòi tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ và được quyền tự trị).

    Kết quả: năm 1937 Miến Điện được tách ra khỏi Ấn Độ và hưởng quyền tự trị trong khối liên hiệp Anh.

    0 09/09/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đen2017

    Trong kháng chiến , Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dươngluôn đoàn kết. Điều này thể hiện cụ thể:

    - 10/1930, Đảng Cộng Sản Đông Dương đặt những cơ sở tại Lào và Cam-pu-chia, lãnh đạo nhân dân 3 nước chống Pháp.

    - 1936 – 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp nhân dân 3 nước tham gia vào cuộc đấu tranh chống phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.

    - 1936 – 1939, một số cơ sở cách mạng của Đảng Cộng Sản Đông Dương được xây dựng và củng cố tại 3 nước Đông Dương để vận động nhân dân 3 nước đứng lên đấu tranh mạng mẽ chống Pháp.

    0 09/09/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Su kem

    Lập niên biểu về phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a

    0 09/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11
    2 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Xuka

    Diễn biến chính của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 20 của thế kỉ XX:

    5/1920: Đảng Cộng Sản Inđônêxia thành lập lãnh đạo cách mạng.

    Đảng cộng sản đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Gia va và Xu ma tơ ra (1926 – 1927). Mặc dù cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan ở In – đô – nê-xi-a

    Năm 1927, quyền lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển sang Đảng dân tộc Inđônêxia (của giai cấp tư sản).

    Đầu thập niên 30, phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng khắp các đảo

    Cuối thập niên 30: Liên minh chính trị In-đô-nê-xi-a thành lập.

    0 09/09/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bon

    - Trước đó chủ yếu là đấu tranh dưới ngọn cờ phong kiến thì vào những năm 1918 – 1939 xuất hiện các khuynh hướng đấu tranh mới ngày càng phát triển mạnh mẽ.

    - Đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với mục tiêu không chỉ đòi quyền lợi về kinh tế mà còn đấu tranh đời quyền tự chủ về chính trị.

    - Đấu tranh của giai cấp công nhân, tiến hành đấu tranh theo khuynh hướng vô sản. Đảng cộng sản được thành lập ở nhiều nước.

    0 09/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Mỡ

    Vào cuối thế kỉ XIX Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.

    - Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây đã làm cho nền kinh tế, chính trị - xã hội có những biến đổi quan trọng

    a. Về kinh tế bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa:

    - Thị trường tiêu thụ.

    - Cung cấp nguyên liệu thô.

    b. Về chính trị: thực dân khống chế và thâu tóm mọi quyền lực.

    c. Về xã hội:

    - Sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc.

    - Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và ý thức cách mạng.

    d. Những tác động và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười và cao trào cách mạng thế giới đã làm cho phong trào cách mạng ở Đông Nam Á và các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ hơn và mang màu sắc mới.

    0 09/09/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đường tăng

    * Mao Trạch Đông (1893 - 1976):

    - Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở Hồ Nam, là người sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác.

    - Năm 1921, ông tham gia Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1934, ông tham gia cuộc Vạn lí trường chinh. Năm 1935, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

    - Ngày 1-10-1949, ông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ông đã liên tiếp giữ vị trí là người đứng đầu nhà nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nhiều năm.

    - Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và nhà nước Trung Hoa, Mao Trạch Đông đã có những đóng góp đáng kể cho sự thắng lợi của cách mạng, nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.

    - Năm 1976, ông qua đời.

    * M. Gan-đi (1869 - 1948):

    - Ông sinh ra trong một gia đình khá giả, tốt nghiệp ngành luật ở Anh đã từng làm cố vấn luật cho một công ti ở Nam Phi và tham gia vào hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân.

    - Năm 1915, ông về nước vận động phong trào đấu tranh bất bạo động chống thực dân Anh. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập (1947), ông đã ra sức hoạt động để ngăn chặn chiến tranh “huynh đệ tương tàn” giữa người Hồi giáo và Ấn Độ giáo.

    - Ngày 30-1-1948, Gan-đi bị một phần tử phản động ám sát.

    0 09/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bắp

    - Lãnh đạo: Đảng Quốc đại - chính đảng của giai cấp tư sản.

    - Đường lối đấu tranh: bất bạo động, bất hợp tác.

    ⟹ Nhận xét:

    - Giai cấp tư sản Ấn Độ đã lớn mạnh, đảm nhiệm vai trò là giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng.

    - Đường lối đấu tranh phù hợp với tình hình Ấn Độ là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng ôn hòa.

    0 09/09/21
    Xem thêm 3 câu trả lời