Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11

Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

(1918 - 1939) là gì?

3
3 Câu trả lời
  • Song Tử
    Song Tử

    Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939):

    - Phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc:

    + Mục tiêu đấu tranh: đòi tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong trường học,…

    + Một số chính đảng tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội như: Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Thakin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai,…

    - Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành:

    + Một số Đảng Cộng sản được thành lập như: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5-1920); Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin (1930).

    + Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi, quyết liệt như: khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ -Tĩnh ở Việt Nam,…

    0 Trả lời 09/09/21
    • Đen2017
      Đen2017

      - So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đã có những bước tiến mới:

      + Một là: Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.

      - Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng,bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.

      - Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai...)

      + Hai là: Sự xuất hiện xu hướng vô sản:

      - Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước (tháng 5/1920: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin...).

      - Đảng lãnh đạo cách mạng,đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam).

      0 Trả lời 09/09/21
      • Bon
        Bon

        - Trước đó chủ yếu là đấu tranh dưới ngọn cờ phong kiến thì vào những năm 1918 – 1939 xuất hiện các khuynh hướng đấu tranh mới ngày càng phát triển mạnh mẽ.

        - Đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với mục tiêu không chỉ đòi quyền lợi về kinh tế mà còn đấu tranh đời quyền tự chủ về chính trị.

        - Đấu tranh của giai cấp công nhân, tiến hành đấu tranh theo khuynh hướng vô sản. Đảng cộng sản được thành lập ở nhiều nước.

        0 Trả lời 09/09/21

        Lịch Sử

        Xem thêm