Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Xuka Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Ẩn Danh

    * Thủ công nghiệp:

    - Các nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển, đạt trình độ cao như: làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng,…

    - Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như: nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

    - Số làng nghề tăng lên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

    - Nghề khai mỏ trở thành nghành kinh tế phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    * Thương nghiệp:

    - Nội thương:

    + Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên ở khắp nơi và thường họp theo phiên.

    + Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

    + Việc buôn bán giữa miền ngược và miền xuôi cũng tăng lên.

    - Ngoại thương:

    + Thuyền buôn các nước đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

    + Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    0 14/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Lê Jelar Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    mineru

    - Từ thế kỉ XVI - XVIII, do sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp, các đô thị có điều kiện hình thành và phát triển: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An,...

    - Đô thị thời kì này có một số đặc điểm như:

    + Mỗi vật phẩm khác nhau được dành riêng cho từng phường: Thăng Long - Kẻ Chợ gồm 36 phố phường, mỗi phường buôn bán các loại mặt hàng khác nhau.

    + Có một số đô thị lớn như Hội An, Thanh Hà,… do thương nhân nước ngoài đến đây sinh sống và buôn bán lập nên. Chủ yếu là người Trung Quốc và Nhật Bản.

    + Giao lưu, buôn bán với các nước phương Tây cũng diễn ra tấp nập.

    - Ngoài ra, còn có một số trung tâm buôn bán nhỏ, phồn vinh một thời.

    0 14/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Pé Thỏ Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Khang Anh

    - Vào các thế kỉ XV - XVI, trên thế giới diễn ra các cuộc phát kiến địa lý, tạo điều kiện giao lưu buôn bán giữa phương Đông và phương Tây thuận lợi.

    0 14/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Nguyễn Đăng Khoa Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Vợ tui

    - Sự phát triển ngoại thương có tác dụng làm cho kinh tế hàng hóa nước ta phát triển.

    - Ngoại thương phát triển, hàng hóa trao đổi phong phú hơn, nhân dân và thương nhân có nhiều lựa chọn hơn về mặt hàng, chất lượng, giá cả.

    - Tạo điều kiện cho kinh tế nước ta tiếp cận với kinh tế thế giới và phương thức sản xuất mới để đi lên.

    1 14/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Cô chủ nhỏ Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    ۶ⓣ❍p¹ℳųʀⓐɖ¹ĐạŤ¹

    Tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước:

    Tạo điều kiện cho hàng hóa, nhất là các mặt hàng thủ công có cơ hội được tiếp cận ra bên ngoài, được lưu thông đến người tiêu dùng. Thông qua đó, kích thích người sản xuất các mặt hàng thủ công.

    Bên cạnh đó, nó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân từ miền xuôi đến miền ngược.

    0 14/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Trang Nguyễn Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chuột Chít

    - Các nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

    - Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như: nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

    - Số làng nghề tăng lên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

    - Nghề khai mỏ trở thành nghành kinh tế phát triển ở các Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    ⟹ Như vậy, thủ công nghiệp đương thời phát triển mạnh, có nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn. Các sản phẩm được sản xuất với trình độ cao, tiêu biểu đó là lụa là, gấm vóc, đồ gốm…được người tiêu dùng, đặc biệt là thương nhân nước ngoài ưa thích.

    0 14/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Song Tử

    * Ý nghĩa:

    - Nhiều sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao ra đời.

    - Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

    - Góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.

    * Liên hệ với ngày nay:

    - Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp khiến một số ngành thủ công nghiệp bị lãng quên.

    - Tuy nhiên, nhiều làng nghề hiện nay vẫn còn phát triển, nổi tiếng; các sản phẩm thủ công nghiệp vẫn được người dân trong nước và nước ngoài ưa chuộng như đồ gốm (làng gốm Bát Tràng), hàng tơ lụa (lụa Hà Đông),…

    0 14/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cô chủ nhỏ

    * Tích cực:

    - Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần dần ổn định trở lại và phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    + Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng, nhất là Đàng Trong.

    + Thủy lợi được củng cố: bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.

    + Giống cây trồng phong phú. Nghề trồng vườn với các loại cây ăn quả cũng phát triển.

    + Nhân dân đúc rút được nhiều kinh nghiệm thông qua thực tế sản xuất.

    * Hạn chế:

    - Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.

    0 14/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Mỡ Lịch Sử Lớp 10
    1 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    ebe_Yumi

    * Nguyên nhân của chiến tranh Nam - Bắc triều:

    - Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.

    - Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.

    ⟹ Năm 1545, chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.

    * Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

    - Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

    - Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

    ⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

    0 13/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Song Ngư Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Trùm

    - Đầu thế ki XVI, triều Lê sơ đã đi vào thời kì suy vong, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập nên nhà Mạc đó là sự thay thế tất yếu, khách quan của lịch sử.

    - Sau khi thành lập, trong thời gian đầu, nhà Mạc đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, góp phần ổn định đất nước (công của nhà Mạc) như:

    + Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.

    + Giải quyết các vấn đề ruộng đất, tạo điều kiện ổn định lại đất nước.

    + Tập trung xây dựng quân đội mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra.

    - Tuy nhiên, nhà Mạc cũng có tội là: Nhà nước không đủ vững mạnh, không được lòng nhân dân để khi quân Minh tiến xuống nước ta, nhà Mạc đã lúng túng, dâng sổ sách cho quân Minh.

    ⟹ Như vậy, tuy lúc đầu có góp phần ổn định tình hình đất nước, nhưng sau đó nhà Mạc cũng nhanh chóng lâm vào tình trạng suy thoái. Điều này cũng một phần dẫn đến cục diện chiến tranh, chia cắt đất nước diễn ra suốt mấy thế kỉ.

    0 13/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Gà Bông Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    mineru

    Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp do những nguyên nhân sau:

    - Các vua không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đọa.

    - Quan lại địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.

    - Quần chúng nhân dân khổ cực nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.

    - Một số thế lực phong kiến họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cả là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung.

    ⟹ Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi vua, nhà Mạc thành lập. Kết thúc triều đại Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

    0 13/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Cô Ngọc Anh - Văn Tiểu Học Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Xử Nữ

    Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rễ là Trịnh Kiểm lên nắm quyền. Nguyễn Hoàng xin vào Thuận Hóa (Huế). Chiến tranh Trịnh – Nguyễn từ năm 1627 – 1672 bất phân thắng bại, nên lấy sông Gianh làm ranh giới: Đàng Ngoài (họ Trịnh) và Đàng Trong (họ Nguyễn).

    Hai bên đều xây dựng cho mình chính quyền riêng. Tuy nhiên, chính quyền Đàng Trong so với nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài vẫn chưa hoàn chỉnh, mới chỉ có chính quyền địa phương dưới sự cai quản của chúa Nguyễn, chưa có chính quyền trung ương.

    0 13/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời