- Vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:
+ Đối với các di sản văn hóa vật thể: công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.
+ Đối với các di sản văn hóa phi vật thể: nhờ công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Đối với loại hình di sản thiên nhiên: công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.
- Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản: kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản.
- Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản được giới thiệu trong hình 1,2,3, nếu không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng thì, chúng ta sẽ:
+ Khó có thể xác định một cách đúng đắn và toàn diện giá trị của di sản
+ Khó đưa ra được phương án bảo tồn và phát huy giá trị của di sản một cách bền vững.
- Em đồng tình với quan điểm: “Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại... Bất kì di sản nào trong số đó biết mất, do xuống cấp hoặc bị hủy hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới”
- Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản: kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản.
- Sử học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.
- Ở trường, em đã được trải nghiệm:
+ Xem các đoạn phim tư liệu về một số sự kiện lịch sử.
+ Quan sát các hiện vật lịch sử thông qua việc tham quan bảo tàng ảo 3D
- Việc ứng dụng công nghệ trong học tập lịch sử giúp em dễ dàng tiếp thu kiến thức; cảm thấy việc học lịch sử thú vị hơn.
(*) Tham khảo bài viết:
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN (HÀ NỘI) – NHỮNG ĐIỀU VẦN BIẾT
- Trường Trung học phổ thông Quốc gia Chu Văn An (còn được gọi là Trường Chu Văn An Hà Nội, Trường Bưởi là một trường trung học phổ thông công lập ở Hà Nội.
- Được thành lập từ năm 1908, cho đến nay Chu Văn An là một trong những trường phổ thông lâu đời và có truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam.
1. Cơ sở vật chất THPT Chu Văn An
- Trường THPT Chu Văn An có cơ sở vật chất pha trộn giữa phong cách kiến trúc của các nhà học kiểu Pháp đã gần 100 năm tuổi với các công trình mới được xây dựng trong thời gian gần đây nằm trong dự án xây dựng trường điểm quốc gia của chính phủ.
- Hệ thống nhà học gồm 3 dãy nhà 3 tầng là nhà A, B và E, 2 dãy nhà 1 tầng là nhà C và D đã được xây dựng từ thời Pháp và liên tục được cải tạo trên cơ sở giữ nguyên những nét kiến trúc cổ và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh.
- Phục vụ cho công tác thực hành thực nghiệm, trường có một nhà học thực nghiệm (nhà T) gồm phòng đa phương tiện (multimedia), phòng đựng giáo cụ trực quan và đồ thí nghiệm, phòng thí nghiệm, một nhà Hội đồng sư phạm (nhà S) gồm phòng Hội đồng các phòng học tiếng và tin học.
- Về mảng tự học và ngoại khóa của học sinh, trường có một thư viện, phòng truyền thống, một hội trường hiện đại với 200 chỗ ngồi tên là Hội trường Thăng Long, khu nhà thi đấu và các khu luyện tập thể chất ngoài trời, một sân bóng đá, một sân bóng rổ, và vườn trường.
- Ngoài ra trường còn có ký túc xá dành cho các học sinh ở xa và 3 căng tin: hai căng tin mới ở nhà K (ký túc xá) và căng tin cũ cạnh nhà I (nhà tập). Sân vận động của trường từ 3 sân đất đã được tu sửa trở thành 3 sân cỏ nhân tạo và 2 sân quần vợt. Sân cỏ sau nhà A cũng được xây thành sân bê tông dành cho môn bóng rổ.
2. Tuyển sinh trường THPT Chu Văn An Hà Nội
- Trường THPT Chu Văn An trường trung học phổ thông có hệ thống lớp chuyên, vì vậy học sinh tốt nghiệp lớp 9 muốn vào học tại hai trường này ngoài việc phải tham gia kì thi vào lớp 10 chung cho các trường trung học phổ thông chuyên và không chuyên trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, còn phải tham gia kì thi chuyên chung của trường (Thi vòng một theo đề của sở, vòng hai môn chuyên theo đề của trường).
- Kì thi tuyển gồm ba môn bắt buộc là Toán, Văn và Ngoại ngữ điều kiện. Các thí sinh đăng ký thi tuyển vào các lớp chuyên phải thi thêm môn chuyên tương ứng.
- Điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ (mỗi môn lấy hệ số 1) cộng với điểm môn chuyên nhân đôi (hệ số 2), thí sinh lấy từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu của lớp chuyên.
- Các thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển vào các lớp nâng cao sẽ thi hai môn Toán, Văn và lấy điểm xét tuyển là tổng điểm hai môn này.
- Thông thường diện dự tuyển của hai trường chỉ bao gồm học sinh có hộ khẩu Hà Nội nhưng kể từ năm học 2008 - 2009, trường Chu Văn An được phép tuyển mở rộng học sinh của toàn miền Bắc (từ Thanh Hóa trở ra) với điều kiện học sinh đó phải đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
3. Hệ thống đào tạo của chuyên Chu Văn An Hà Nội
- Hệ thống lớp học của trường Chu Văn An Hà Nội bao gồm có 11 lớp chuyên: Toán, Lý, Hóa, Tin, Văn, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, Địa, sử và Sinh. Đây là các lớp được dạy tăng cường (số tiết, khối lượng kiến thức nhiều hơn so với các lớp còn lại) các môn chuyên tương ứng.
- Ngoài ra, trường còn có 1 lớp song ngữ tiếng Pháp (F): đây là lớp thuộc hệ thống lớp song ngữ do Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) tài trợ và đào tạo, học sinh sẽ được dạy các môn chính khóa song song tiếng Pháp và tiếng Việt.
Việt Nam bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp:
+ Năm 1858 - 1884, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
+ Năm 1884 - 1945, Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.
Hệ quả tích cực | Hệ quả tiêu cực |
Đem lại cho con người những hiểu biết về Trái Đất hình cầu, về những vùng đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới,.. | Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa |
Thúc đẩy sự trao đổi kinh tế, văn hóa giữa các châu lục | Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen |
Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản | Thổ dân châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt |
- Sự kết nối đường biển giữa châu Á và châu Âu liên quan đến cuộc phát kiến địa lí của Va-xcô đơ Ga-ma, vì đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đã đi từ Bồ Đào Nha đến được Ca-li-cút (bờ Tây Nam Ấn Độ).
- Sự kết nối đường biển giữa châu Âu và châu Mỹ liên quan đến cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô.
- Chuyến đi của Ma-gien-lan kết nối tất cả các châu lục lại với nhau.
* Đường đi của các cuộc phát kiến địa lí:
- Năm 1487, Đi-a-xơ (B.Dias) đã đi từ Bồ Đào Nha xuống được tận điểm cực nam của châu Phi. Ông đặt tên là Mũi Bão Tố, sau Mũi Hảo Vọng.
- Năm 1492, Cô-lôm-bô (C. Columbus) muốn tìm đường đến phương Đông, ông bắt đầu chuyến hành trình từ Tây Ban Nha, đi về phía tây và đến đảo Xan Xan-va-đô (Sal Salvador), Cu-ba rồi dừng lại vì đã tưởng đến được Ấn Độ.
- Năm 1498, V.Ga-ma (Vasco da Gama) tìm con đường sang phương Đông bằng đường biển. Từ Bồ Đào Nha, thuyền của ông đi vòng qua điểm cực nam của châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ)
- Năm 1519, Ma-gien-lan (Magenllan) từ Tây Ban Nha vòng qua điểm cực nam của châu Mỹ, tiến vào biển (Thái Bình Dương). Nhưng sau đó ông bị thiệt mạng tại Phi-líp-pin trước khi đến được đảo Ma-lu-cu. Những người còn lại về đến Tây Ba Nha vào năm 1522.