- Phong trào Văn hóa Phục hưng có nghĩa là tái sinh, trở về với những giá trị tinh hoa của nền văn minh Hy Lạp - La Mã. Đây không những là cuộc cách mạng về văn hóa mà còn là cuộc tấn công đầu tiên của lực lượng tiến bộ trong xã hội vào giai cấp phong kiến và Giáo hội Thiên chúa giáo đương thời.
- Những điểm tiến bộ trong các thành tựu về triết học và tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng:
+ Triết học: Công kích triết học kinh viện, chủ nghĩa duy tâm, hướng tới tách triết học ra khỏi thần học.
+ Tư tưởng: lên án, đả kích giai cấp phong kiến, chống các quan điểm phản khoa học; đề cao tự do cá nhân và giá trị chân chính của con người; bày tỏ tinh thần dân tộc,…
- Toán học, vật lí, y học: nhiều thành tựu toán học, vật lí, y học xuất sắc ra đời như:
+ Thuyết hình học giải tích của R. Đề-các-tơ
+ Nghiên cứu về áp suất khí quyển của E. Tô-ri-xe-li
+ Thuật giải phẫu của nhà y học Vê-da-lơ
+ Sự tuần hoàn máu của Ha-vi,…
- Thiên văn học:
+ Thiên văn học có nhiều thành tựu quan trọng, đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại.
+ Thành tựu tiêu biểu là: N. Cô-péc-ních với thuyết Nhật tâm khẳng định Trái Đất tự quay xung quanh nó và quay xung quanh Mặt Trời; G. Bru-nô phát triển thêm với nhận thức Mặt Trời là trung tâm của Thái dương hệ; G. Ga-li-lê với thành tựu cải tiến kính thiên văn, cải tiến la bàn, nghiên cứu về chuyển động học,…
- Kĩ thuật:
+ Tiến bộ trong lĩnh vực dệt, khai khoáng, luyện kim, chế tạo vũ khí, hàng hải,...
+ Sự cải tiến guồng nước đã tác động tới sự phát triển nhiều ngành sản xuất.
(*) Lựa chọn: tác phẩm “Tượng Đa-vít”
- Tác phẩm "Tượng Đa-vít” của Mi-ken-lăng-giơ, sáng tác từ năm 1501 - 1504.
- Với khối đá cẩm thạch, Mi-ken-lăng-giơ đã tạo ra một pho tượng người anh hùng Đa-vít chiến thắng người khổng lồ Gô-li-át. Tác phẩm thể hiện sự hoàn thiện, hoàn mĩ về tỉ lệ, sự hài hoà giữa vẻ đẹp thể chất và vẻ đẹp tinh thần. Đá cẩm thạch dưới bàn tay tài hoa của nhà điêu khắc đã biến thành chất da thịt sống động. Những đường gân, mạch máu được diễn tả chính xác, nhất là trên đôi bàn tay. Mọi chi tiết của tượng Đa-vít đều đạt tới sự mẫu mực, chính xác. Tác phẩm là một chuẩn mực hoàn thiện của vẻ đẹp cơ thể con người. Từ các khối hình: mắt, mũi, tai, miệng, tay, chân…cho đến ngày nay vẫn là những chuẩn mực để các hoạ sĩ, các nhà điêu khắc tiếp tục kế thừa, học hỏi.
- Tác phẩm được xem là một biểu tượng của vẻ đẹp con người trẻ trung và mạnh mẽ. Nét nổi bật trong tư tưởng thẩm mĩ Phục hưng chính là đời sống tâm hồn con người và tính hiện thực trong nghệ thuật.
- Tư tưởng chủ đạo trong những tác phẩm văn học thời kì Phục hưng là tư tưởng nhân đạo, ca ngợi tình yêu, sự tự do, vạch trần và đấu tranh chống chế độ phong kiến lạc hậu.
(*) Giới thiệu về chùa hang A-gian-ta.
- Ấn Độ - một quốc gia có nền nghệ thuật, kiến trúc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tôn giáo.
- Khi nhắc đến Ấn Độ, chúng ta không thể không nhắc tới Hệ thống hang động A-gian-ta là một quần thể các di tích nằm ở huyện Aurangabad, tiểu bangMaharashtra, Ấn Độ.
- Chùa hang A-gian-ta gồm 31 hang động. Các hang động chủ yếu được xây dựng từ thế kỉ IV - VIII. Từ một dải núi đá khổng lồ, người Ấn đã tạo nên những công trình kiến trúc kì vĩ, nhưng tỉ mỉ, tinh tế trong từng chi tiết.
- Năm 1983, quần thể này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
- Tôn giáo:
+ Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau.
- Chữ viết: Từ chữ Sanskrit, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng cho quốc gia mình.
- Kiến trúc:
+ Các mô típ điêu khắc, trang trí, kiến trúc chủ đề, các mảng phù điêu,.. mang đậm dấu ấn Ấn Độ.
+ Kiến trúc Phật giáo: có hình dạng tháp, mái vòm tròn, chiếc bát úp.
+ Kiến trúc Islam: mái tròn, cửa vòm, có hình tháp nhọn, sân rộng (Taj Mahal).
+ Kiến trúc Hindu: nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, bên ngoài được trang trí bằng các phù điêu với nhiều hình dạng khác nhau.
a/ Giới thiệu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu:
- Tôn giáo:
+ Đạo Bà La Môn phát triển thành đạo Hin-đu.
+ Phật giáo có sự phân hóa thành 2 giáo phái là: Đại thừa và Tiểu thừa.
+ Hồi giáo được du nhaaph và phát triển thành một tôn giáo lớn ở Ấn Độ từ thời Vương triều Đê-li.
- Chữ viết: đạt đến mức hoàn chỉnh, trở thành ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học; đồng thời là nguồn gốc của chữ viết Hin-đi ngày nay.
- Văn học:
+ Đa dạng – phong phú với nhiều thể loại như: thơ ca, lịch sử, kịch thơ, thần thoại…
+ Các tác phẩm tiêu biểu là: vở kịch Sơ-kun-tơ-la của Ka-li-đa-sa…
- Kiến trúc – điêu khắc:
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của 3 tôn giáo lớn là: Phật giáo, Hin-đu giáo và Hồi giáo.
+ Công trình tiêu biểu: chùa hang A-gian-ta; đền Kha-giu-ra-hô; Lăng Taj Mahanl
b/ Nhận xét: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, có ảnh hưởng lớn đến bên ngoài, trong đó, Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ.
a/ Hoàn cảnh ra đời: đầu thế kỉ XVI, người Hồi giáo tự nhận là dòng dõi Mông Cổ ở Ấn Độ đã lật đổ Vương triều Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn.
b/ Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội:
- Chính trị:
+ Cải cách bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, chia đất nước làm 15 tỉnh.
+ Thực hiện chế độ Quân chủ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp.
+ Sửa đổi luật pháp.
- Kinh tế:
+ Nhà nước thi hành nhiều chính sách phát triển kinh tế, như: đo đạc lại ruộng đất, định lại mức thuế; thống nhất hệ thống đo lường…
+ Trong nông nghiệp, ngoài trồng lương thực còn trồng hồ tiêu, mía, chàm,…
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp tiếp tục phát triển.
- Xã hội:
+ Xây dượng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc,tôn giáo.
+ Ngăn chặn áp bức, bóc lột của quý tộc với người dân.
+ Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật
a/ Hoàn cảnh ra đời: từ cuối thế kỉ XIII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).
b/ Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội:
- Tình hình chính trị:
+ Nhà vua có quyền hành cao nhất.
+ Ấn Độ được chia thành nhiều đơn vị hành chính do các tướng lĩnh Hồi giáo cai quản.
+ Chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ của nhiều tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.
- Tình hình kinh tế:
+ Nông nghiệp: nghề trồng lúa giữ vai trò quan trọng và được khuyến khích phát triển.
+ Thủ công nghiệp phát triển với trình độ kĩ thuật cao hơn so với các thời kì trước
+ Thương nghiệp phát triển với sự ra đời của nhiều thành thị và hải cảng lớn.
- Tình hình xã hội:
+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt, trong đó nổi bật là mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc và mâu thuẫn dân tộc.
+ Hành loạt các cuộc đấu tranh chống triều đình phong kiến của nhân dân đã diễn ra.
a/ Hoàn cảnh ra đời: đầu thế kỷ IV, San-dra Gúp-ta 1 lên ngôi, thống nhất đất nước, lập ra vương triều Gúp-ta.
b/ Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội:
- Chính trị: vương triều Gúp-ta có công lao lớn trong việc thống nhất được phần lớn bán đảo Ấn Độ.
- Kinh tế: có những tiến bộ vượt bậc.
+ Trong nông nghiệp, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi; nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.
+ Thủ công nghiệp phát triển, chế tạo nhiều sản phẩm thủ công đẹp, tinh tế.
+ Thương nghiệp: buôn bán trong nước được đẩy mạnh; đặt quan hệ thương mại với A Rập và nhiều nước Đông Nam Á.
- Xã hội: đời sống nhân dân ổn định, sung túc.