Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Văn học

  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bạch Dương

    - Gặp gỡ và đính ước :

    Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm cùng hai em Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân Thúy Kiều gặp Kim Trọng và đem lòng yêu chàng, hai người đã tự ý thề nguyền, đính ước với nhau.

    - Gia biến và lưu lạc:

    Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, cứu khỏi lầu xanh, nhưng sau đó nàng bị Hoạn Thư ghen, đày đọa. Kiều tới nương tựa nơi cửa Phật. Sư giác Duyên đẩy vô tình gửi nàng cho Bạc Bà, Kiều lần hai rơi vào lầu xanh được Từ Hải cứu, giúp nàng báo ân, báo oán. Thúy Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến ép gả cho viên thổ quan, Kiều đau đớn nên trẫm mình xuống sông tiền Đường tự tử. Nàng được sư Giác Duyên cứu giúp.

    - Đoàn tụ:

    Sau nửa năm chịu tang chú, Kim Trọng trở về, dù kết duyên với em gái Thúy Kiều, nhưng trong lòng chàng vẫn khôn nguôi nhớ Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều đoàn tụ cùng vui duyên “bạn bầy”.

    3 24/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bọ Cạp

    Nguyễn Du (1766 - 1820) là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

    - Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “một phen đổi sơn hà”. Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực ("Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng").

    - Gia đình Nguyễn Du là một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học, cha đỗ tiến sĩ, từng làm tể tướng, anh là Nguyễn Nghiễm từng làm quan to và say mê nghệ thuật. Nhưng cuộc sống êm đềm trướng rủ màn che” với Nguyễn Du không kéo dài được bao lâu. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi và mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động lớn tới cuộc đời Nguyễn Du.

    - Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Trong những biến động dữ dội của lịch sử, nhà thơ đã nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người, những số phận khác nhau. Khi ra làm quan với nhà Nguyễn, ông đã từng đi sứ Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, từng trải trong cuộc sống... tất cả những điều đó đã có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của nhà thơ.

    - Nguyễn Du là con người có trái tim giàu yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tà. Mộng Liên Đường chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du đối với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi đau đớn đến đứt ruột. Tố Như dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hết, đậm tình đã thiết. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Ông là một thiên tài văn học ở cả sáng tác chủ Hán và chữ Nôm, ở giá trị kiệt tác của Truyện Kiều. Về chữ Hán, Nguyễn Du có ba tập thơ Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tại ngâm, Bắc hành tạp lục) với tổng số 243 bài. Về chữ Nôm, ngoài Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh), còn có Văn chiêu hồn,...

    • Năm 1802, ông được với ra làm quan nhà Nguyễn, chức tri phủ Thường Tín, Cai bạ Quảng Bình. 1813 làm Cần Chánh điện đại học sĩ, đi sứ Trung Quốc, giữ chức Tham trị bộ Lễ.

    1 24/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bọ Cạp

    Câu 4 trang 74 SGK Ngữ văn 9 tập 1

    Do tự nhiên, xã hội luôn vận động, phát triển không ngừng. Nhận thức của con người về thế giới cũng phát triển thay đổi theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức của con người bản ngữ.

    0 24/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bạch Dương

    Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 (bài Từ mượn, trong Ngữ văn 6, tập một, tr.24) và lớp 7 (bài Từ Hán Việt, trong Ngữ văn 7, tập một, tr.69 và 81), hãy chỉ rõ trong các từ sau đây, từ nào được mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.

    Trả lời:

    - Từ mượn tiếng Hán : mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.

    - Từ mượn ngôn ngữ Châu Âu : xà phòng, ô tô, ôxi, rađiô, càphê, canô

    0 24/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9
    4 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phước Thịnh

    Mô hình có khả năng tạo từ ngữ mới như kiểu x + tặc là:

    X + trường: nông trường, công trường, ngư trường, thương trường, chiến trường...

    X + viên: giáo viên, học viên, sinh viên, đoàn viên, nhân viên,...

    X + học: sinh học, nhân chủng học, hoá học, sử học,văn học, địa lí học, kinh tế học...

    X + hoá: ô xi hoá, công nghiệp hoá, kiên cố hoá, hiện đại hóa, đô thị hóa,...

    X + nghiệp: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,...

    X + điện tử: thư điện tử, thương mại điện tử.....

    1 24/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Kim Ngưu

    Tuy cùng miêu tả cuộc tháo chạy, các chi tiết đều là tả thực nhưng âm hưởng khác nhau:

    ● Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh có nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng trước sự thảm bại của lũ cướp nước.

    ● Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống có nhịp điệu chậm rãi hơn, tác giả miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc thết đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.

    Có sự khác biệt trên là do các tác giả là những cựu thần của nhà Lê, trước sự sụp đổ của một vương triều mình từng phụng thờ nay đã sụp đổ, dù biết đây là kết cục không thể tránh khỏi nhưng cũng không tránh khỏi sự mủi lòng, thương cảm.

    0 24/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Xucxich14

    a. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:

    Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp… Cả đội binh hùng tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai giờ đây mạnh ai nấy chạy, “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.

    b. Số phận của bọn vua tôi phản nước, hại dân:

    Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông.

    c. So sánh về hai cuộc tháo chạy:

    Tất cả đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại rất khác nhau.

    1 24/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phước Thịnh

    1. Hình tượng Quang Trung- Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hành động trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược của vị anh hùng dân tộc

    - Hành động mạnh mẽ, dứt khoát:

    Nhận được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay

    + Lên ngôi hoàng đế, đốc xuất đại binh ra Bắc dẹp giặc

    + Trưng cầu ý kiến của người hiền tài (hỏi Nguyễn Thiếp)

    + Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, ra phủ dụ, chỉ ra kế hoạch đánh giặc

    - Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình

    + Chỉ ra tình thế, quyết định tiến quân tiêu diệt giặc

    + Lời lẽ chặt chẽ, sắc bén, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ

    + Vạch kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo (cách hành quân thần tốc, cách chống lại súng giặc…)

    + Biết dùng người dùng sở trường, ở đoản, đối đãi công bằng

    - Ý chí độc lập, tầm nhìn xa trông rộng: mạnh bạo, tự tin trong kế sách đánh giặc

    - Hình tượng vua Quang Trung được miêu tả với đầy đủ phẩm chất của vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt

    - Tác giả Ngô gia trung thành với nhà Lê, nhưng vẫn ca ngợi vua Quang Trung bởi tinh thần dân tộc, sự tài tình, tấm lòng yêu nước của Nguyễn Huệ.

    2. Qua đoạn trích tác phẩm, hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ được phác họa là:

    - Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.

    + Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:

    + Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.

    + Tài dụng binh như thần.

    - Nguồn cảm hứng: Với ý thức tôn trọng lịch sử, các tác giả Ngô gia văn phái – những trí thức, những cựu thần của nhà Lê đã không thể bỏ qua sự thực vua Lê hèn nhát cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lừng lẫy của nghĩa quân Tây Sơn. Với ý thức và tinh thần dân tộc, là những trí thức yêu nước, họ không thể không ngợi ca chiến thắng vĩ đại của dân tộc mà linh hồn chiến thắng đó là Quang Trung Nguyễn Huệ. Thể loại tiểu thuyết lịch sử chương hồi cũng góp phần tạo nên cảm hứng cho các tác giả viết nên những trang văn thực mà đẹp đến như vậy.

    3 24/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phước Thịnh

    - Đại ý của đoạn trích: Bài văn trích Hồi thứ mười bốn (Đánh Ngọc Hồi, quận Thanh bị thua trận - bỏ Thăng Long Chiêu Thống trốn ra ngoài) trong Hoàng Lê nhất thống chí. Sau khi Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu cầu viện, quận Thanh kéo sang xâm lược nước ta, đóng ở Thăng Long. Hay tin này, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, điều quân ra Bắc, đánh tan quân Thanh.

    - Bố cục đoạn trích

    + “Nhắc lại, Ngô Văn Sở sau khi đem các đạo quân rút lui... Nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788): Được tin báo quân Thanh tiến chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đẻ, tập hợp tưởng sĩ, tiến quân ra Bắc.

    + “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh... rồi kéo vào thành”: cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung: đánh tan quân Thanh, giải phóng Thăng Long.

    + “Lại nói, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê ở Thăng Long... Tôn Sĩ Nghị cũng lấy làm xấu hổ”: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

    0 24/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Ỉn

    Theo em, sự khác nhau giữa thể tùy bút và thể truyện là:

    - Thể truyện: thường phải có cốt truyện và nhân vật, có thể là thật hoặc do tác giả tưởng tượng. Nhân vật trong truyện được xây dựng qua ngoại hình, tính cách, tâm lí,… Truyện thường phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống qua những sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của nhân vật.

    - Thể tùy bút: ghi chép tùy hứng, tản mạn những sự việc có thật, nhưng không theo một cốt truyện nào. Qua đó, người viết chú trọng bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống.

    1 24/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Su kem

    Bọn quan hầu cận trong phủ chúa tác oai tác quái trong nhân dân. Thủ đoạn của chúng là hành động vừa ăn cắp vừa la làng, người dân như thế là bị cướp của tới hai lần, bằng không thì phải tự tay hủy đi những gì quý giá trong nhà. Đó là điều hết sức vô lí, bất công.

    Trong đoạn văn tác giả kể lại một sự việc đã xảy ra ngay tại gia đình mình để tăng sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả đã ghi chép ở trên, đồng thời cũng làm cho cách viết phong phú, sinh động. Cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua sự việc một cách kín đáo.

    0 23/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bờm

    Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả qua những chi tiết cụ thể, gây ấn tượng mạnh.

    Chúa Trịnh cho xây dựng nhiều cung điện đình đài ở khắp nơi , hao tiền tốn của không biết bao nhiêu mà kể…

    + Những cuộc dạo chơi của chúa được miêu tả tỉ mị; diễn da thường xuyên, đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí, lố lăng, tốn kém…

    + Miêu tả tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh

    + Cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm phủ chúa. Lời văn ghi chép sự việc rất chân thực, cụ thể, khách quan, có liệt kê và miêu tả tỉ mị vài sự việc nổi bật để khắc họa ấn tượng…

    +Kết thúc đoạn miêu tả, tác giả nói: “Kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”. Đó là những từ ngữ bộc lộ kín đáo cảm xúc, thái độ chủ quan của tác giả. Cảnh thưc được miêu tả ở những khu vườn trong phủ chúa được bày vẽ, tô điểm, những âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương.

    Tác giả kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh khi miêu tả cảnh vườn trong phủ Chúa: "Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.". Cảm nhận của tác giả về cái "triệu bất tường" mang ý nghĩa như sự phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc sa hoa trên mồ hôi, xương máu của nhân dân sẽ dẫn đến cảnh suy tàn, tan vỡ tang thương.

    2 23/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời