- Ban đêm lá cây khép lại, cụp xuống
- Khi có ánh sáng mặt trời, lá cây mở, vươn theo hướng ánh sáng.
Ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày, cường độ ánh sáng khác nhau nên những loài hoa nở ở những thời điểm khác nhau trong ngày.
Vòng quấn có hình thức khác nhau tùy từng loài cây và tùy giai đoạn phát triển. Có thể quấn quanh 1 trục hoặc xoắn ốc.
Khi con mồi chạm vào lá → sức trương giảm → các gai, tua, lông, cụp, các nắp đậy lại → giữ chặt con mồi.
Các ứng dụng về vận động định huớng trong nông nghiệp:
* Hướng đất: Làm đất tơi, xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu.
* Hướng nước: Nơi nào được tưới nước thì rễ phân bố đến đó. Tưới nước ở rãnh làm cho rễ vươn rộng. Khi nước thấm sâu, rễ đâm sâu.
* Hướng hóa chất: Nguồn phân bón cần cho rễ cây vươn tới hấp thụ: bón phân theo tán lá nơi có nhiều rễ phụ và lông hút. Bón gốc làm phát triển bộ rễ theo chiều sâu. Khi trồng cây cần phối hợp đặc điếm của cây: bón phân nông cho cây có rễ chùm, bón phân sâu cho cây có rễ chính.
* Hướng sáng: Trồng nhiều loại cây, chú ý mật độ trồng từng loại cây, không cho lấp nhau để lá vươn theo ánh sáng. Chiếu ánh sáng sát mặt đất cho cây và cành thấp phát triển tạo quả nhiều (nhất là trồng cây trong nhà có mái che kính hay chất dẻo với nhiều loại cây phối hợp xen kẽ).
Auxin có vai trò kích thích sự kéo dài của tế bào.
- Hướng đất: Hai mặt của rễ có auxin phân bố không đều. Mặt dưới tập trung nhiều auxin làm kìm hãm tăng trưởng. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong xuống.
- Hướng sáng: Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng ngược với hướng đất, lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào, làm cây uốn cong về phía sáng
Các kiểu hướng động:
* Hướng đất (hướng trọng lực): Ví dụ, khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang. Sau một thời gian rễ cong xuống còn thân cong lên. Lặp lại nhiều lần vẫn diễn ra hiện tượng đó.
Vận động hướng đất là do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống đất. Rễ có hướng đất dương, chồi ngọn thì hướng đất âm.
* Hướng sáng: Ví dụ, khi cho cây mọc trong hộp kín có một lỗ tròn, thấy ngọn cây vươn về phía ánh sáng.
Hướng sáng dương là do sự phân bố auxin không đều nhau. Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng. Lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào.
* Hướng nước: Ví dụ, khi gieo hạt vào một chậu thủng lỗ hay trên lưới thép có bông ẩm, nằm ngang. Khi hạt nảy mầm, rễ mọc hướng về phía bông ẩm.
Rễ có tính hướng nước dương, luôn tìm về phía có nước. Kết quả rễ có hình lượn sóng. Trong lòng đất rễ vươn ra khá xa, len lỏi vào các khe hở của đất, hướng về phía nguồn nước lấy nước cung cấp cho mọi hoạt động trao đổi chất ở cây.
* Hướng hóa: Ví dụ, khi đặt hạt nảy mầm trên lưới sát mặt đất: ở giữa chậu thứ nhất đặt một bình xốp đựng phân bón (đạm, lân, kali), chậu thứ hai đặt một bình xốp đựng hóa chất độc như arsenat, fluorua.
Ta thấy rằng, rễ cây sinh trưởng hướng về nguồn dinh dưỡng (đạm, lân, kali...) và tránh xa hóa chất độc hại (arsenat, fluorua).
* Hướng tiếp xúc: Khi gặp các chướng ngại rắn, cây mọc cong lại, bò ngang, cuốn quanh theo hình dạng chướng ngại.
Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
Khi vận động theo chiều thuận gọi là hướng động dương, khi vận động theo chiều ngược lại gọi là hướng động âm. Vận động này diễn ra tương đối chậm và được điều tiết nhờ hoạt động của hoocmôn thực vật.