Cấu tạo của ruột phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng được thể hiện:
- Có các nếp gấp niêm mạc
- Rất nhiều lông ruột và lông cực nhỏ
Do cấu tạo như vậy làm cho diện tích bề mặt hấp thụ tăng hàng nghìn lần tạo điều kiện hấp thụ nhanh chóng và triệt để các chất dinh dưỡng.
Quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở ruột non vì ở ruột non có đầy đủ tất cả các enzim của tuyến tụy, tuyến ruột và gan để biến đổi tất cả các loại thức ăn chưa được biến đổi hoặc mới chỉ biến đổi một phần thành các chất đơn giản mà cơ thể có khả năng hấp thụ được. Đồng thời đây cũng là nơi thức ăn được hấp thu. Nhưng nếu không có các quá trình trước đó thì tiêu hóa ở ruột cũng khổng thể tối ưu được.
Quá trình tiêu hóa ở động vật ăn tạp cũng tương tự các động vật ăn thịt (ở miệng và dạ dày, ruột), tuy nhiên về cấu tạo có chút ít khác biệt, thích nghi với chế độ ăn, thể hiện ở hàm răng và độ dài ruột.
Cơ quan tiêu hóa | Động vật ăn thịt | Động vật ăn tạp |
Bộ hàm | Xương quai hàm không phát triển, các răng sắc đặc biệt là răng nanh, răng hàm. | To, xương quai hàm phát triển, răng hàm của chúng to nhiều gờ cứng do nhai thức ăn thực vật. |
Ruột | - Ngắn hơn động vật ăn tạp và ăn thực vật vì thức ăn của chúng chủ yếu là thịt mềm, giàu chất dinh dưỡng, dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa. - Ruột tịt không phát triển. | - Dài hơn động vật ăn thịt vì thức ăn của chúng nghèo dinh dưỡng, khó tiêu hóa, hấp thụ hơn nên ruột phải đủ dài để hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng - Manh tràng (ruột tịt) rất phát triển để hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. |
Bề mặt hấp thụ của ruột tăng lên rất nhiều nhờ các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ nằm trên đỉnh của các tế bào lông ruột, tạo điều kiện hấp thụ hết các chất dinh dưỡng.
- Bộ hàm của động vật ăn tạp thường to xương quai hàm phát triển thậm chí cả những răng hàm của chúng to nhiều gờ cứng do nhai thức ăn thực vật
- Bộ hàm của động vật ăn thịt thì xương quai hàm không phát triển như động vật ăn tạp nhưng các răng của chúng rất sắc đặc biệt là răng nanh, răng hàm.
- Ruột của động vật ăn tạp sẽ dài hơn động vật ăn thịt đấy vì thức ăn của chúng nghèo dinh dưỡng, khó tiêu hóa, hấp thụ hơn nên ruột phải đủ dài để hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ngoài ra động vật ăn tạp hay động vật ăn thực vật có manh tràng (ruột tịt) rất phát triển để hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
- Ruột của động vật ăn thịt có chiều dài ngắn hơn động vật ăn tạp và ăn thực vật vì thức ăn của chúng chủ yếu là thịt mềm, giàu chất dinh dưỡng, dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa.Ngoài ra động vật ăn thịt thì ruột tịt không phát triển.
Động vật ăn thịt như thú, có bộ rang phân hóa thành rang cửa, răng nanh, răng ăn thịt và răng hàm.
- Răng cửa giúp lấy thịt ra khỏi xương
- Răng nanh cắm vào con mồi và giữ con mồi.
- Răng ăn thịt rất phát triển với chức năng xé thịt.
- Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: quá trình tiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa nội bào.
- Ở động vật có túi tiêu hóa: quá trình tiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào nhờ các tuyến tiết dịch tiêu hóa có chứa các enzim.
- Ở động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa: quá trình tiêu hóa diễn ra trong ống tiêu hóa với sự tham gia của các enzim chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào.
Không để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh là vì: Trong rau quả đều chứa một hàm lượng nước (khá nhiều) nhất định. Nếu để vào ngăn đá, nước sẽ đóng băng, khi nước đóng băng làm tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan, làm hỏng tế bào và làm cho rau quả chóng bị hỏng.
Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây:
* Bảo quản khô: Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 - 16% tùy theo từng loại hạt.
* Bảo quản lạnh: phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau (tùy loại). Ví dụ, cam chanh ở 6°C, các loại rau 3 - 7°C.
* Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao gây ức chế hô hấp: Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp (không thấp quá vì không tác dụng, không quá cao vì ức chế hoàn toàn hô hấp) là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.
Duy trì cường độ hô hấp nông sản, nông phẩm, rau quả ở mức tối thiểu để sao cho hao hụt xảy ra ở mức thấp nhất vì hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ dự trữ trong các sản phẩm. Không những thế nếu hô hấp mạnh sẽ làm thay đổi môi trường bảo quản có thể dẫn đến phân giải kị khí làm cho thực phẩm nhanh hỏng hoặc tích lũy các chất có hại.