Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen:
- Đều nhận thức rõ được bản chất của chế độ tư bản là bóc lột, nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Đều thấy được vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng giải phóng loài người, giải phóng giai cấp khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Giai cấp công nhân là lực lượng đi tiên phong, nắm vai trò lãnh đạo cách mạng.
- Những tư tưởng cách mạng của hai ông được xây dựng dựa trên cơ sở tình bạn, tình yêu chân chính, tình thần vượt khó, giúp đỡ lẫn nhau.
Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông vào:
+ Gia cảnh nhà chị Dậu cùng đường: bán con, bán chó, bánh gánh khoai, chạy vạy tiền nộp sưu cho chồng và người em chồng đã chết.
+ Người chồng đau ốm tưởng chết, lại bị đánh đến ngất đi do thiếu sưu thuế.
+ Bọn tay sai sấn sổ xông vào đòi đánh trói anh Dậu.
=> Tình thế nguy khốn, cùng đường.
+ Mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào.
+ Thông qua các hoạt động sống của cơ thể gồm trao đổi chất, lớn lên và phân chia, cảm ứng mà cơ thể trao đổi chất, lớn lên và sinh sản, cảm ứng.
=> Vì vậy, tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
- Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật "tôi" kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?
Là những chi tiết biến chuyển của đất trời: Hằng năm cứ vào cuối thu,... buổi tựu trường đầu tiên.
- Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?
Nhà văn đã diễn tả theo trình tự:
+ Từ hiện tại về quá khứ: quang cảnh trời cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè dưới bóng mẹ đã gợi cho nhà văn những kỉ niệm trong sáng về ngày tựu trường đầu tiên của mình.
+ Thời gian ở từng thời điểm: trên đường tới trường cùng mẹ, lúc đứng nhìn ngôi trường và mọi người, lúc nghe gọi tên và vào lớp, lúc ngồi vào chỗ và bắt đầu giờ học đầu tiên.
– Tình yêu thương của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh:
+ hơn 1 năm không có tin tức của mẹ nhưng Hồng vẫn không hề trách cứ, ghét bỏ mẹ.
+ tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu, hiền từ của mẹ
+ Nhận ra dã tâm chia rẽ tình mẫu tử của bà cô độc ác, Hồng vẫn luôn yêu thương, kính trọng mẹ.
+ Muốn nghiến nát những cổ tục đã đày đọa mẹ, thấu hiểu hoàn cảnh, nỗi đau mẹ đã phải trải qua
+ Gặp lại mẹ Hồng sung sướng, hạnh phúc, quên hết những uất ức, khổ cực khi phải sống trong gia đình giả dối, nhẫn tâm.
+ Muốn bé lại để được mẹ yêu thương, chăm sóc, vỗ về.
* Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Anh:
Nhiều công trường thủ công: Luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ…ra đời, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành, tiêu biểu là Luân Đôn.
Những phát minh về kĩ thuật, về các hình thức tổ chức lao động hợp lí làm cho năng suất lao động tăng nhanh.
Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới.
* Hệ quả:
Sự thay đổi về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc với chế độ quân chủ chuyên chế dẫn tới cuộc CM lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Có 3 phép chiếu là:
- Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu xuất phát tại một điểm (Tâm chiếu).
- Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau.
- Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.
Vì học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo điều kiện học tốt các môn khoa học - kĩ thuật khác.