- Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.
- Phân loại:
+ Máy tự động cứng.
+ Máy tự động mềm
Trong bài https://vndoc.com/giai-bai-tap-sgk-cong-nghe-lop-11-bai-17-cong-nghe-cat-got-kim-loai-135933 có lời giải này bạn ơi
* Bản chất: Là rót kim loại vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.
* Ưu điểm:
- Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.
- Đúc được các vật có khối lượng, kích thước rất nhỏ và rất lớn.
- Tạo ra được các vật mà các phương pháp khác không tạo ra được (rỗng, hốc bên trong).
- Có nhiều phương pháp đúc có độ chính xác cao, năng suất cao nên giảm được chi phí sản suất.
* Nhược điểm:
- Tạo ra các khuyết tật như: rỗ khí, rỗ xỉ, lõm co, vật đúc bị nứt...
- Bản chất: Nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến tráng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
- Ưu điểm: Tiết kiệm được kim loại, nối được các kim loại có tính chất khác nhau. Hàn tạo ra được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp. Độ bền của mối hàn cao và kín.
- Nhược điểm: Các chi tiết hàn dễ bị cong, vênh.
- Kì 1 (Nạp): Pittong đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, xupáp nạp mở, xupáp thải đóng, Pittong được trục khuỷu dẫn động đi xuống. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên hòa khí được nạp vào xilanh động cơ.
- Kì 2 (Nén): Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, cả hai xupáp đều đóng. Pittong được trục khuỷu dẫn động đi lên.Cuối kì nén bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí.
- Kì 3 (Cháy – Dãn nở): Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupáp đều đóng.Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy tạo ra áp suất cao đẩy pít-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công.
- Kì 4 (Thải): Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, xupáp nạp đóng, xupáp thải mở. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên không khí được thải ra cửa thải.
- Khi pittong đi đến DCT, xupap thải đóng, xupap nạp lại mở, trong xi lanh lại diễn ra kì 1 của chu trình mới.
Dây chuyền tự động là tổ hợp của các máy và các thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằn hoàn thành một sản phẩm nào đó.
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á- khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.
+ Cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.
- Địa hình: Có một số đồng bằng nhỏ, đất đai màu mỡ giúp để phát triển nông nghiệp.
- Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, các trích,...) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản.
- Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dang hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi.
- Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng thủy điện lớn.
- Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp như than đá, đồng, dầu mỏ, vàng...
* Khó khăn:
- Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp.
Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.
- Thiên tai: bão, sóng thần,...
- Nghèo khoáng sản. -> Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì:
Kì 1: Cháy giãn nở, thải tự do và quét - thải khí
Kì 2: Quét - thải khí, lọt khí, nén và cháy
Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác động lên thành mạch gọi là huyết áp.
Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động về huyết áp: huyết áp giảm dần. Huyết áp giảm dần do xa tim làm lực đẩy yếu, ma sát giữa máu với thành mạch và ma sát của các phân tử máu với nhau khi máu chảy trong mạch.
Một số ví dụ:
- Dầu mỡ và các chất bôi trơn không qua xử lí, đưa trực tiếp vào môi trường sẽ gây ra ô nhiễm đất đai và nguồn nước.
- Sử dụng nước sông, hồ để làm nguội các sản phẩm cơ khí sẽ làm chết các sinh vật sống trong nước.
- Khí thải do sản xuất cơ khí gây ô nhiễm không khí.