Nguyễn Linh An Địa Lý Lớp 11

Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.

5
5 Câu trả lời
  • Đen2017
    Đen2017

    * Thuận lợi:

    - Vị trí địa lí:

    + Nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á- khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.

    + Cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.

    - Địa hình: Có một số đồng bằng nhỏ, đất đai màu mỡ giúp để phát triển nông nghiệp.

    - Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, các trích,...) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản.

    - Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dang hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

    - Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng thủy điện lớn.

    - Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp như than đá, đồng, dầu mỏ, vàng...

    * Khó khăn:

    - Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp.

    Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

    - Thiên tai: bão, sóng thần,...

    - Nghèo khoáng sản. -> Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

    Trả lời hay
    6 Trả lời 15/09/21
    • Khang Anh
      Khang Anh

      Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đã có những tác động tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế của đất nước này.

      Về thuận lợi:

      Vị trí địa lí: gần thị trường rộng lớn, có nguồn lao động dồi dào, lại nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới.

      Biển phần lớn không bị đóng băng, lại có nhiều ngư trường lớn với các loại cá phong phú thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

      Khí hậu nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều và có sự phân hóa đã giúp cho cơ cấu cây trồng đa dạng.

      Về khó khăn:

      Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp.

      Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản.

      Thiên nhiên khắc nghiệt, có hơn 80 ngọn núi lửa hoạt động mỗi năm, có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ.

      Trả lời hay
      6 Trả lời 15/09/21
      • Ma Kết
        Ma Kết

        *Thuận lợi:

        - Nằm ở Đông Á, gần với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á – khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới

        - Đồng bằng đất đai màu mỡ thuân lợi cho phát triển nông nghiệp.

        - Bờ biển: dài (khoảng 29750km), bị chia cắt tạo thành nhiều vinh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá....

        - Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

        - Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.

        *Khó khăn

        - Diện tích đất nông nghiệp ít 4,2 triệu ha=> thâm canh, canh tác trên sườn núi.

        - Thảm họa động đất, sóng thần, bão nhiệt đới, bão tuyết.

        - Nghèo tài nguyên khoáng sản.

        Trả lời hay
        3 Trả lời 15/09/21
        • Đường tăng
          Đường tăng

          * Thuận lợi:

          - Vị trí địa lí:

          + Nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á- khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.

          + Cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.

          - Địa hình: Có một số đồng bằng nhỏ, đất đai màu mỡ giúp để phát triển nông nghiệp.

          - Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, các trích,...) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản.

          - Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dang hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

          - Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng thủy điện lớn.

          - Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp như than đá, đồng, dầu mỏ, vàng...

          * Khó khăn:

          - Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp.

          Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

          - Thiên tai: bão, sóng thần,...

          - Nghèo khoáng sản.

          0 Trả lời 22/02/23
          • Chồn
            Chồn

            Về thuận lợi:

            Vị trí địa lí : gần thị trường rộng lớn, có nguồn lao động dồi dào, lại nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới.
            Biển phần lớn không bị đóng băng, lại có nhiều ngư trường lớn với các loại cá phong phú thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
            Khí hậu nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều và có sự phân hóa đã giúp cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
            Về khó khăn:

            Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp.
            Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản.
            Thiên nhiên khắc nghiệt, có hơn 80 ngọn núi lửa hoạt động mỗi năm, có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ.

            0 Trả lời 22/02/23

            Địa Lý

            Xem thêm