- Hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX trong hai bài thơ:
+ Có khẩu khí anh hùng, tinh thần ngang tàng của bậc chí sĩ khi sa cơ. Lời thơ thể hiện chí nam nhi mưu đồ nghiệp lớn.
+ Khí phách hào hùng, kiên trung, coi thường hiểm nguy của những người mang chí hướng lớn và sứ mệnh vẻ vang.
Công việc đập đá của người Côn Đảo:
- Không gian, điều kiện: núi cao hùng vĩ, rộng lớn, nắng gió, việc nặng, ăn uống kham khổ, bị đánh đập.
- Tính chất công việc: bóc lột, khổ sai, đó là nhà tù trần gian.
Bài thơ có sức truyền cảm lớn phải chăng nhờ ở giọng điệu hào hùng bắt nguồn từ lòng yêu nước cháy bỏng của nhà thơ. Do nguồn cảm xúc trữ tình mãnh liệt, một cảm hứng lãng mạn cách mạng trào dâng vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của lao tù, dựng lên một hình ảnh thật đẹp của người tù thi sĩ yêu nước.
Câu 5-6 sử dụng phép đối “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan” ; “bồ kinh tế” – “cuộc oán thù” làm mạnh khẩu khí của nhà thơ. Đây là tinh thần lạc quan bất khuất của nhà cách mạng. Lối nói khoa trương cho thấy tư thế hào hùng, quyết tâm sắt đá, tinh thần cách mạng cao độ của người chí sĩ.
- Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy
- Nhìn thẳng vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân ( khách không nhà, người có tội) để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường còn gian nan.
- Lời tâm sự chân tình có ý nghĩa:
+ Thể hiện cuộc đời làm cách mệnh gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân
+ Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhấn mạnh sự lênh đênh, cuộc đời sóng gió qua đó nổi bật lên hình ảnh người chí sĩ yêu nước kiên cường.
– “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” : bản lĩnh anh hùng trước sau như một.
– “Chạy mỏi chân” : hoạt động sôi nổi đầy thử thách.
– “thì hãy ở tù” : sự bình tĩnh, thái độ ngang tàng.
-> Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng. Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.
Lập dàn ý cho đề bài : “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”
- Mở bài : Giới thiệu chung chiếc nón (nêu định nghĩa).
- Thân bài :
+ Giới thiệu về hình dáng, màu sắc; Cách làm (nơi làm, nguyên liệu chuẩn bị, …); Các bộ phận của chiếc nón; Giá trị sử dụng…
+ Giá trị văn hóa của chiếc nón Việt Nam – ý nghĩa biểu tượng.
- Kết bài : Cảm nghĩ của em về chiếc nón lá và suy nghĩ về tương lai vẫn giữ được nét đẹp truyền thống này.
Văn bản “Bài toán dân số” (Theo Thái An, Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật) đã khiến cho chúng ta phải ý thức được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc hạn chế gia tăng dân số. Bởi, nếu dân số gia tăng một cách không có kiểm soát thì sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đất nước sẽ chịu nhiều áp lực về: thực phẩm, nước, việc làm, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội…Chúng ta cần có ý thức trong việc hạn chế sự gia tăng dân số để đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
- Sai, vì dấu ngoặc đơn cũng như dấu ngoặc kép bao giờ cũng được dùng thành cặp. Giáo viên yêu cầu học sinh sửa: đặt thêm một dấu ngoặc đơn.
- Phần được đánh dấu bằng ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu. Bài tập này nhằm lưu ý học sinh phần chú thích có thể là bộ phận của câu, nhưng cũng có thể là một hoặc nhiều câu.
- Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn nhưng khi thay nghĩa của câu có thay đổi
- Nếu viết lại là Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được, vì sau từ gồm cần có dấu hai chấm để liệt kê sự việc.
Hai dấu hai chấm trong đoạn trích có thể bỏ hoặc không. Chúng có tác dụng nhấn mạnh thêm phần ở sau.