Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hỏi bài

  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8
    5 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bi

    - Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá là bởi vì:

    ▪ Lấy lối so sánh của nhà quân sự đại tài nói tới vấn nạn thuốc lá

    ▪ Tạo sự liên tưởng bằng lối lập luận sắc bén.

    ▪ Thuốc lá cũng là một loại giặc cần chống

    ▪ Giặc thuốc lá không đánh như vũ bão, nó "gặm nhấm như tằm ăn dâu"

    ▪ Tác hại của thuốc lá không nhìn thấy ngay nên mức độ nguy hiểm khôn lường.

    ➜ Đây là so sánh sáng tạo, làm cho lập luận chặt chẽ, tạo liên tưởng thú vị.

    8 17/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8
    6 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Su kem

    - Tác giả dùng dấu phẩy ngăn cách từ "ôn dịch" và từ "thuốc lá" là có lí do.

    - Nếu bỏ đi dấu phẩy thì sẽ làm giảm đáng kể tác động mạnh mẽ của nhan đề. Bởi vì khi sử dụng dấu phẩy: Ôn dịch, thuốc lá thì tác giả đang muốn đặt thuốc lá ngang hàng với các loại ôn dịch, cho thấy tác hại khủng khiếp của thuốc lá

    - Còn có thể đổi thành: "Thuốc lá là một loại ôn dịch", tuy nhiên, nếu đặt như vậy thì sẽ không gây được ấn tượng mạnh, là so sánh với nhau chứ không ngang hàng nhau.

    13 17/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8
    4 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bọ Cạp

    – Văn bản có tính thuyết phục lớn vì:

    + Văn bản chỉ ra tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng bao bì ni lông

    + Lí lẽ đưa ra đều dựa trên việc khảo sát thực tế, nghiên cứu của các nhà khoa học

    + Kiến nghị có sức thuyết phục bởi việc bảo vệ môi trường ai cũng có thể làm được

    – Sử dụng từ “vì vậy” tạo sự liên kết giữa hai phần đặc biệt quan trọng của văn bản:

    + Nối phần nguyên nhân việc sử dụng bao bì ni lông với giải pháp khắc phục.

    + Không có từ liên kết “vì vậy” bài văn sẽ lỏng lẻo, không chặt chẽ, thuyết phục.

    2 17/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8
    24 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Sư Tử

    - Nguyên nhân chính khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đến môi trường là "tính không phân huỷ của pla-xtích". Xung quanh đặc tính của loại rác thải này là hàng loạt các khả năng nguy hại đến môi trườn

    - Đối với môi trường:

    + Lẫn vào đất cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi.

    + Làm tắc các đường dẫn nước thải: làm muỗi phát sinh lây truyền dịch bệnh gây ra ngập lụt đô thị vào mùa mưa.

    - Đối với sức khỏe con người:

    + Bao ni lông làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải, bao ni lông màu làm ô nhiễm thực phẩm do chứa kim loại chì, ca-đi-mi gây hại cho não và gây ra ung thư phổi.

    + Khi các bao ni lông thải bị đốt, khí độc thải ra chất đi-ô-xin (chất độc màu da cam) gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh và các bệnh nan y

    13 16/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bờm

    Bố cục chia làm 3 phần:

    + Phần 1 (từ đầu… chủ đề “một ngày không sử dụng bao bì ni lông”) Giới thiệu về Ngày Trái Đất.

    + Phần 2 (tiếp theo… nghiêm trọng đối với môi trường): Tác hại và giải pháp hạn chế, khắc phục sử dụng bao bì ni lông)

    + Phần 3 (còn lại): Lời kêu gọi hành động bảo vệ Trái Đất.

    0 16/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8
    20 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Kim Ngưu

    – Giống:

    + Phương thức tự sự xen trữ tình, miêu tả, biểu cảm. Sáng tác giai đoạn 1930-1945.

    + Lấy đề tài về cuộc sống, con người đương thời.

    + Mang tinh thần nhân đạo, lên án xã hội.

    – Khác:

    + Trong lòng mẹ thể loại hồi kí viết về trẻ thơ và tình mẫu tử.

    + Tức nước vỡ bờ thể loại tiểu thuyết viết về người phụ nữ nông dân.

    + Lão Hạc thể loại truyện ngắn viết về người nông dân và cái lương thiện.

    11 16/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Kim Ngưu

    1. Mở bài

    Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể.

    2. Thân bài

    Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo: báo tin cho ông giáo về chuyện bán cho và kể lại diễn biến khi việc bán chó xảy ra.
    Miêu tả nét mặt đau khổ, buồn bã, chua chát của lão Hạc
    Miêu tả thái độ của ông giáo khi nhận được tin: suy tư, nghĩ ngợi và đau khổ với nỗi buồn của lão Hạc.
    3. Kết bài

    Nêu cảm nghĩ, ý kiến, quan điểm của mình sau khi chứng kiến câu chuyện.

    Tham khảo thêm: Đóng vai người chứng kiến kể lại câu chuyện lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo

    0 16/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đen2017

    Hôm nay đứng trên bục nhận phần thưởng học sinh giỏi, tôi vô cùng vui sướng khi thấy gương mặt rạng ngời hạnh phúc của bố mẹ. Cuối cùng thì đứa con ngỗ nghịch như tôi cũng đã làm cho bố mẹ vui lòng.

    Nhà tôi nghèo lại đông con nên bố mẹ tôi rất vất vả để nuôi chúng tôi khôn lớn. Các anh chị của tôi ai cũng chăm ngoan và học giỏi. Riêng tôi là đứa nhỏ nhất nhưng ngỗ nghịch nhất. Tôi ham chơi hơn ham học. Chuyện tôi cúp học đi chơi là chuyện thường xảy ra. Kết quả học tập của tôi bao giờ cũng rất tệ. Tôi biết bố mẹ rất buồn.

    Nhìn bố mẹ tôi người ta sẽ rất khó đoán được tuổi. Do lam lũ, vất vả nhiều nên trông bố mẹ tôi già trước tuổi. Mới bốn mươi lăm tuổi mà tóc bố tôi bạc trắng, gương mặt khắc khổ, người gầy xọm trông như cụ già sáu mươi. Còn mẹ tôi thì đuôi mắt đầy vết chân chim, bàn tay gầy guộc quanh năm buôn bán tảo tần. Mẹ tôi bán cá ở chợ, tay chân ngâm nước thường xuyên nên bị nước ăn lở loét, trắng nhợt. sau mỗi buổi chợ, mẹ về nhà thoa thuốc, vừa thoa vừa xuýt xoa. Tôi biết mẹ đau lắm, tôi thương mẹ lắm nhưng vẫn không chừa được tật ham chơi.

    Tôi nhớ, hôm đó, tôi chơi điện tử thua đám bạn và phải có tiền chung cho bọn nó chầu kem. Làm sao để có tiền đây? Trong đầu tôi lóe lên một ý nghĩ. Tôi về nhà xin mẹ tiền đóng học phí phụ đạo. Tôi thấy sự lo lắng thoáng qua trong mắt của mẹ. Mẹ bảo tôi chờ một lát rồi mẹ đi đâu đó. Lát sau trở về, mẹ đưa cho tôi đủ số tiền tôi xin. Tôi biết mẹ vừa đi vay mượn của ai đó trong xóm. Cầm tiền mẹ đưa mà tay tôi run run, sống mũi cay xè. Tôi hối hận lắm. Tôi chỉ muốn ôm chầm lấy mẹ mà thú nhận tất cả nhưng tôi không đủ can đảm.

    Từ hôm đó, các anh chị tôi rất ngạc nhiên, còn bố mẹ tôi vui mừng ra mặt vì thấy tôi không đi chơi lêu lổng nữa. Ngoài thời gian đến trường tôi ở nhà học bài. Tôi còn tranh thủ thời gian rảnh giúp bố mẹ việc nhà chứ không trốn đi chơi điện tử hay lấy xe đạp chạy lông ngông ở ngoài đường như trước. Có khi tôi còn ra chợ giúp mẹ – công việc mà trước đây tôi không bao giờ đụng vào vì chê tanh bẩn, ngại chúng bạn trêu chọc. Do bỏ bê việc học lâu ngày nên bây giờ việc học đối với tôi không dễ dàng chút nào. Kiến thức của tôi thật thảm hại, thủng lỗ chỗ. Nhiều khi tôi cũng nản lòng vì việc học vất vả quá. Nhưng nghĩ tới bố mẹ là tôi lại thêm quyết tâm. Những tối tôi thức khuya học bài thì bố thức cùng tôi, khi thì thắp cho cây nhang muỗi; lúc là lời hỏi han động viên; mẹ tôi lúc bát chè đậu, khi ly sữa nóng,. Tôi còn nhớ những hôm tôi giật mình thức giấc vì tiếng gà gáy ò…ó…o ngoài chuồng. Trời còn chưa sáng tỏ, tôi thấy dáng gầy gầy của mẹ đã lom khom bên bếp lửa bập bùng. Tôi rón rén đến bên mẹ hỏi mẹ nấu gì mà phải dậy sớm. Mẹ bảo nấu xôi cho tôi ăn chắc bụng để đi học. Tôi cảm động ôm chầm mẹ mà không nói nên lời.

    Với sự cố gắng của bản thân và sự động viên của bố mẹ, việc học của tôi ngày một tiến bộ. Tôi không còn chật vật với những bài toán khó, điểm số ngày càng cao. Tôi còn được cô giáo tuyên dương trong buổi sinh hoạt lớp – điều mà trước đây chưa bao giờ có. Mỗi lần tôi khoe những điểm mười đỏ chói, tôi thấy đôi mắt mẹ rưng rưng, lấp lánh lạ thường. Nụ cười làm gương mặt mẹ rạng rỡ hơn. Bố tôi không nói gì, chỉ xoa đầu tôi và gật gật đầu ra chiều hài lòng lắm. Tôi thấy những nếp nhăn trên gương mặt bố như giãn ra. Tôi biết bố mẹ rất vui lòng và hạnh phúc vì tôi đã chăm ngoan hơn, học giỏi hơn.

    Ngày hôm nay, đứng trên bục danh dự nhận phần thưởng, nhìn xuống hàng ghế dành cho phụ huynh, tôi thấy bố mẹ tôi cười thật tươi, nụ cười rạng rỡ, mãn nguyện và hạnh phúc. Niềm vui vì đứa con ngỗ nghịch bây giờ là học sinh giỏi làm bố mẹ tôi trẻ hẳn ra. Tôi thật sung sướng, hạnh phúc và hãnh diện vì đã làm bố mẹ vui lòng.

    2 16/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bắp

    Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần mắc khuyết điểm. Nhưng có những khuyết điểm khiến ta luôn day dứt mãi. Đó là trường hợp của tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in chuyện của ngày hôm ấy. Tôi ân hận đã khiến cô buồn phiền vì lỗi lầm của mình nhưng tôi tin rằng Cô sẵn sàng cảm thông và tha thứ cho tôi.

    Tôi vốn là một học sinh giỏi Toán của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm chín, điểm mười. Mỗi lần, cô gọi điểm, tôi luôn tự hào và trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, tôi chủ quan không xem lại bài cũ. Theo thường lệ, cô sẽ gọi các bạn lên bảng làm để lấy điểm. Tôi khăng khăng nghĩ rằng cô sẽ không gọi đến tôi đâu, bởi tôi đã có điểm kiểm tra miệng rồi. Vì vậy, tôi ung dung ngắm trời qua khung cửa sổ và thả hồn tưởng tượng đến trận kéo co mà đội lớp tôi và lớp bảy năm sẽ diễn ra chiều nay. Nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra, một tin "chấn động" làm lớp tôi nhốn háo cả lên. Cô giáo yêu cầu chúng tôi lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Biết làm sao bây giờ? Tôi vẫn chưa ôn bài cũ. Mỗi khi làm bài, cô thường báo trước để chúng tôi chuẩn bị mà. Còn hôm nay sao lại thế này? Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi nhỏ Hoa ngồi cạnh huých tay vào sườn nhắc tôi chép đề và lo làm bài. Tôi loay hoay mãi cứ viết rồi lại xóa. Nhìn quanh tôi thấy các bạn chăm chú làm bài. Về phía tôi, đầu óc tôi quay cuồng như muốn vỡ tung, tôi hoàn toàn mất bình tĩnh và không thể suy nghĩ được cách làm bài. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, không yên. Tôi nghĩ đến lúc phát bài ra, bài tôi bị điểm kém tôi sẽ ra sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước lớp, lại bị cô giáo khiển trách, chưa nói đến việc thế nào bố mẹ cũng la rầy. Bố mẹ sẽ đốt sạch sành sanh kho tàng truyện tranh của tôi cho mà xem. Tôi phải làm gì đây? Tôi phải làm gì đây? Các câu hỏi dồn dập ấy đạt ra khiến tôi càng lo lắng hơn.

    Rồi thời khắc định mệnh đã đến. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, con số ba khiến tim tôi thắc lại. Tôi đã cố không để ai nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu biết bao sóng gió đang quay cuồng, đang nổi lên trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Tôi biết ăn nói làm sao với cô, với bố mẹ, với bạn bè bây giờ? Tôi lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý... Cô giáo bắt đầu gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to "Tám ạ!". Cô giáo dường như không phát hiện. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ: "Chắc cô không để ý đâu ví có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!". Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy tôi làm lại bài khác rồi lấy bút đỏ ghi điểm "tám" theo nét chữ của cô. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc cô giáo đòi xem lại bài, tôi lạnh cả người. Trời hỡi, đúng như lời "tiên tri", trời xui đất khiến làm sao ấy, cô thật sự muốn xem lại bài chúng tôi vì điểm tám không khớp với con số cô tổng kết trước khi trả bài. Cả người tôi lạnh run, mặt tôi tái mét. Tôi chỉ muốn trốn ra khỏi lớp mà thôi. Và tôi càng hốt hoảng hơn khi nghe cô gọi tên tôi. Cô đã phát hiện ra tôi sửa điểm. Cô gọi tôi lên và đưa giấy mời phụ huynh ngay. Cả lớp tôi như bị bao trùm bởi cái không khí nặng nề, khô khốc ấy. Cô chẳng nói lời nào với tôi khiến tôi càng sợ và càng bối rối hơn. Tôi không còn tâm trạng để học các môn khác. Tôi cảm thấy "ghét" cô biết bao! Tôi mới vi phạm lần đầu đầu thôi mà sao cô không tha thứ cho tôi. Tôi sẽ ghi nhớ điều này và chỉ muốn trả thù cô. Sự việc tiếp theo đó thì ba mẹ tôi đã phạt tôi suốt mấy tuần lễ không cho xem truyện, bắt tôi làm bài tập Toán miệt mài. Tôi lại càng "ghét" cô hơn... Và thế là một ngày nọ, khi hết giờ đến giờ ra chơi, các bạn chạy lên bàn hỏi bài cô, tôi đã nhanh tay giấu đi quyển số chủ nhiệm và một quyển sổ tay của cô. Tôi chỉ nghĩ làm cô tức và lo lắng... Tôi thấy cô quay lại lớp tìm và thông báo cho cả lớp. Nhưng không một ai biết... Cô không hề mảy may nghi ngờ đến những cô cậu học trò bé bỏng của cô. Đúng như tôi dự đoán, cô phải nộp sổ chủ nhiệm cho nhà trường. Cô làm mất sổ nên bị nhà trường khiển trách. Trên môi cô không nở được nụ cười nào, trông cô buồn rười rượi. Cô phải mất thời gian làm lại quyển số ấy. Điều ấy làm tôi thấy hả dạ.

    Một hôm, tôi tình cờ giở quyển sổ tay của cô ra xem. Từng trang, từng trang là những ghi nhận về công việc, có cả những trang cô kỉ niệm của lớp. Cô ghi lại tên các bạn bị ốm, nhận xét bạn này cần giúp đỡ về môn nào, bạn nào tiến bộ... Tôi cảm thấy bất ngờ quá. Thì ra cô đã rất chăm chút, yêu thương chúng tôi. Tôi lật đến trang gần cuối, cô viết về bài kiểm tra Toán gần đây của lớp. Tôi hết sức ngạc nhiên khi có một đoạn nhỏ cô viết về tôi: "Không hiểu sao con bé Trinh làm bài tệ quá nhỉ? Hay nó gặp chuyện gì không vui? Mình phải tìm hiểu nguyên nhân xem có giúp em ấy được gì không? Thường trò này rất chăm ngoan, luôn giúp đỡ bạn bè và lễ phép..." Đọc những dòng tâm tình của cô, tôi thấy khóe mắt mình cay cay, lòng tôi như thắt lại. Giờ đây tôi mới biết cô luôn xem tôi là đứa trò ngoan, luôn lễ phép và tôn trọng cô. Cô luôn nghĩ vì lí do nào đó khiến tôi khiến tôi không làm bài được chứ có nghĩ vì tôi lười học bài đâu. Cô cho tôi điểm ba cũng đáng thôi. Điểm ba ấy khiến tôi khiến tôi phải nhắc nhở mình... Tôi biết làm gì để chuộc lỗi ngoài việc đem trả sổ cho cô và xin lỗi cô. Mong sao cô có thể tha thứ cho tôi. Nghĩ vậy, sáng hôm sau, tôi định đem sổ vào trả cô thì hay tin cô phải về quê gấp vì mẹ cô đang bệnh nặng không có người chăm sóc. Cô đã nộp đơn xin nghỉ việc một thời gian... Cái tin ấy làm tôi sửng sốt. Hai quyển sổ vẫn còn nguyên trong cặp của tôi. Tôi không biết làm thế nào để liên lạc với cô đây? Mọi thứ giờ đã quá muộn. Giá như lúc ấy tôi không sửa điểm thì có lẽ tôi sẽ không gây nên bao lỗi lầm, bao buồn phiền cho cô đâu. Và tôi cũng không phải day dứt như bây giờ. Tôi chẳng biết làm gì hơn, chỉ biết dày vò chính bản thân. Bao cảm xúc đè nén trong tôi làm tôi muốn vỡ tung. Tại sao ngày ấy tôi lại có những suy nghĩ sai lầm và ngốc nghếch đến thế để rồi bây giờ ân hận mãi. Tôi không còn gặp cô nữa và chẳng biết làm sao để xin lỗi cô. Tôi chỉ còn biết gìn giữ quyển sổ của cô và mong một ngày gần đây tôi sẽ gặp lại cô, sẽ trả sổ cho cô và kèm lời xin lỗi chân thành của tôi. Cô ơi...

    Thời gian không dừng lại. Giờ đây tôi đã xa cô. Chiếc ghế cô ngồi giờ đã có người thầy khác. Tôi dẫu biết người thầy ấy cũng sẽ yêu thương, lo lắng cho chúng tôi nhưng tôi chỉ mong tìm lại bóng dáng của cô ngày nào. Tôi mong có thể gặp lại cô để xin lỗi, để nhận được sự tha thứ, bao dung của cô. Cô ơi, con thật lòng xin lỗi cô...

    6 16/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Nhân Mã

    Mỗi đứa trẻ khi trưởng thành không chỉ có những người bạn thân thiết mà còn có tình cảm đặc biệt với vật nuôi của mình. Có những loài vật, nhỏ bé bình thường như vậy. Nhưng đồng hành bên cạnh lâu dần sẽ trở thành một phần cuộc sống. Nhắc lại con vật nuôi, kỉ niệm với Bún – chú cún tôi yêu thích chợt ùa về.

    Mẹ tôi không thích nuôi chó, mèo hay bất cứ vật nuôi nào khác. Từ lúc còn bé xíu, chị em tôi đã vô cùng khát khao, ghen tị với mấy đứa trẻ con nhà hàng xóm khi chúng nó vui vẻ chơi đùa với chó mèo. Nhưng bất ngờ, Bún đến với gia đình tôi. Nó vốn là một con chó lang thang, hay vật vờ ở khu xung quanh nhà tôi. Mùa đông bốn năm trước, tôi thương con chó nhỏ không nơi đi về, không có ai chăm sóc nên lén cho nó ăn. Sau khi cả nhà ăn xong, tôi thường lấy cơm nguội và đồ ăn bỏ đi trộn vào một cái bát, đặt ngoài cổng chờ nó ăn xong lại cất bát đi. Tôi làm như vậy liên tục cả tuần liền, Bún quen dần và trở nên thân thiết với tôi. Nhiều lần mẹ không ở nhà, tôi còn đem nó vào nhà tắm rửa cho nó. Nước rửa sạch vết bẩn trên lông Bún, để lộ ra bộ lông trắng muốt. Mấy ngày ăn uống đầy đủ, nó mập ra nhiều, lại thêm hai cái tai ngắn hơi cụp xuống, đôi mắt nâu tròn xoe như bi ve, trông nó rất đáng yêu.Cái tên của Bún là tôi tình cờ đặt cho nó vì một lần tôi đem bún cho nó ăn. Nó không thèm thử đã vội vàng cách xa cái bát. Sau này tôi mới biết nó không ăn những thứ như bún hay phở. Tôi thầm nghĩ thật kỳ lạ rồi gọi nó là Bún. Con chó thông minh, dường như hiểu tôi lấy món nó ghét nhất đặt cho nó nên ban đầu ra vẻ không bằng lòng lắm. Nhưng gọi mãi cũng quen, cu cậu dần chấp nhận.

    Bạn vào đây xem tiếp nhé: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích

    0 16/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8
    6 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Mỡ

    Trong bài có nhiều đoạn có thể lựa chọn học thuộc lòng, ví dụ các đoạn có thể chọn.

    a. “ Phía trên làng tôi…. Cây phong thân thuộc ấy”.

    b. “Trong làng tôi… ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.

    3 16/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8
    4 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Ma Kết

    - Trong mạch kể chuyện xưng "tôi" hình ảnh hai cây phong đóng vai trò là trung tâm, gợi lên nhiều ấn tượng và cảm xúc sâu sắc.

    ▪ Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"

    ▪ Đặc biệt hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thần trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.

    - Sự kết hợp tài tình giữa ngòi bút họa sĩ và thi sĩ đã tạo ra nét đẹp, sức cuốn hút diệu kì đối với hình ảnh hai cây phong.

    ▪ Phác họa hình ảnh hai cây phong: sinh động khác thường, nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá…

    - Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng.

    ▪ Trí tưởng tượng phong phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái khác nhau của hai cây phong.

    ▪ Sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.

    ➜ Hai cây phong được miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.

    1 16/09/21
    Xem thêm 2 câu trả lời