Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8

Nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?

Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng "tôi", nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ?

3
3 Câu trả lời
  • Ma Kết
    Ma Kết

    - Trong mạch kể chuyện xưng "tôi" hình ảnh hai cây phong đóng vai trò là trung tâm, gợi lên nhiều ấn tượng và cảm xúc sâu sắc.

    ▪ Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"

    ▪ Đặc biệt hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thần trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.

    - Sự kết hợp tài tình giữa ngòi bút họa sĩ và thi sĩ đã tạo ra nét đẹp, sức cuốn hút diệu kì đối với hình ảnh hai cây phong.

    ▪ Phác họa hình ảnh hai cây phong: sinh động khác thường, nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá…

    - Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng.

    ▪ Trí tưởng tượng phong phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái khác nhau của hai cây phong.

    ▪ Sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.

    ➜ Hai cây phong được miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 16/09/21
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      Bằng con mắt của một hoạ sĩ thực thụ và mối giao cảm tinh tế, người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: "rì rào", "thì thầm", "im bặt", "thở dài", "reo vù vù", "tim đập rộn ràng", "vẻ thốt", "vui sướng", "xào xạc"... Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên "sinh động khác thường".

      - Hai cây phong chiếm vị trí trung tâm vì nó là biểu tượng của làng, vì nó gắn bó với cả cuộc đời từ khi tấm bé của nhân vật tôi.

      - Hai cây phong được miêu tả sống động vì người kể chuyện đã hóa thân vào đó để hiểu thấu nó như một sinh thể sống.

      - Sự miêu tả đó đến từ cả kinh nghiệm, kí ức của những người đi trước.

      0 Trả lời 16/09/21
      • Phước Thịnh
        Phước Thịnh

        Nguyên nhân khiến hai cây phong giữ vị trí trung tâm và gây xúc động cho người kể vì những lí do sau:

        + Hai cây phong gắn với bao kỉ niệm thời thơ ấu của tuổi học trò

        + Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí rất đặc biệt: đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng, mỗi lần về quê, từ xa tôi đều đưa mắt nhìn cây phong thân thuộc đầu tiên

        + Cây phong có dáng sinh động khác thường: giống như một cặp sinh đôi, thân cây to lớn khổng lồ, lại ngả nghiêng đung đưa mời chào chúng tôi đến.

        Trong mạch kể xen lẫn tả hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động giống như hai con người vì:

        + Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu, hai cây phong mang tâm hồn con người, tiếng nói của con người.

        + Người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: "rì rào", "thì thầm", "im bặt", "thở dài", "reo vù vù", "tim đập rộn ràng", "vẻ thảng thốt", "vui sướng", "xào xạc"... Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên "sinh động khác thường".

        Như vậy, hai cây phong không chỉ là cảnh vật mà nó đã hóa thân như những người bạn thân thiết, gắn bó với ngôi làng, chứng kiến sự lớn lên của lũ trẻ.

        0 Trả lời 16/09/21

        Văn học

        Xem thêm