- Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau:
▪ Từ đầu… gương thần xanh: mạch kể xưng "tôi"
▪ Từ năm học… xanh biêng biếc: mạch kể xưng "chúng tôi"
▪ Đoạn còn lại: mạch xưng "tôi"
Trong mạch kể xưng “tôi”, tôi là người kể chuyện nhân danh tác giả, tự giới thiệu là “họa sĩ”. Trong mạch kể xưng là “chúng tôi " vẫn là người kể chuyện trên nhưng lại nhân danh cả “bọn con trai ngày trước” để kể.
- Trong hai mạch kể, mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn trong văn bản này. Vì mọi quan sát, cảm nhận đều dưới cái nhìn của nhân vật “tôi”.
Truyện có hai lần đảo ngược tình huống gây bất ngờ:
+ Giôn-xi bị ốm, cô tuyệt vọng. Bác sĩ nói mười phần không chắc một. Cô chỉ đợi chết. Thế mà cô đã khoẻ lại, thoát chết.
+ Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ đột ngột ốm có hai ngày vì dầm trong mưa gió, nhưng cụ đã đột ngột ra đi.
- Người đọc có tâm trạng căng thẳng, hồi hộp khi hai lần Giôn-xi bảo Xiu kéo mành lên. Tối hôm trước còn một chiếc lá; nếu sau một đêm, bây giờ rụng hết thì Giôn-xi sẽ ra sao ? Một ngày một đêm nữa trôi qua, làm sao chiếc lá cuối cùng ấy còn trụ lại được ! Đối với Giôn-xi, chắc cả hai lần bảo kéo mành lên, cô lạnh lùng, thản nhiên chờ đón cái chết khi chẳng còn thấy chiếc là nào bám trên bức tường gạch.
- Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là sự gan góc của chiếc lá (cô không biết đấy là chiếc lá vẽ), chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống, trái ngược với nghị lực yếu đuối, buông xuôi muốn chết của mình.
- Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu là vừa đủ, không cần để Giôn-xi phản ứng thêm. Như vậy truyện sẽ có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán. Truyện sẽ kém hay nếu nhà văn cho chúng ta biết cụ thể Giôn-xi nghĩ gì, nói gì, có hành động gì khi nghe Xiu kể lại cái chết và việc làm cao cả của cụ Bơ-men.
Trong lòng mẹ nhằm nhấn mạnh giây phút cậu bé Hồng được nằm trong lòng mẹ và tận hưởng hạnh phúc sau bao nhục nhã, ê chề mà cậu gặp phải trong cuộc hội thoại với người cô.
Đồng thời, nhan đề cho thấy khát khao hạnh phúc trong nhân vật bé Hồng, trong mỗi người con khi được ở bên mẹ, được yêu thương, chăm sóc.
- Ở đoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi biến mất như không hề liên quan gì đến mạch truyện. Người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống cho Giôn-xi, dường như quên lãng ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, của sự hi sinh cao cả, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật qua trọng nhất hể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.
- Nếu Xiu biết được cụ Bơ-men có ý định vẽ một chiếc là thay vào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì truyện sẽ bớt sức hấp dẫn. Vì vậy, tác giả không đê Xiu biết cụ Bơ-men vẽ một chiếc lá cuối cùng thay cho chiếc là cuối cùng rụng xuống.
Bằng sự nhảy cảm của một nghệ sĩ giàu lòng nhân ái, cụ Bơ-men đã nhận ra chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại cuộc sống. Bằng tài năng, cụ đã vẽ nên bức kiệt tác của mình, cũng chính là bức tranh cuối cùng mà cụ vẽ để mang lại cho Giông-xi niềm tin yêu vào cuộc sống.
Nhà văn đã bỏ qua không kể lại sự việc cụ đã vẻ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết là để tạo nên ấn tượng sâu xa để chiếc lá trở thành bức thông điệp màu xanh.
Thông qua bức vẽ cuối cùng, « bức thông điệp màu xanh » gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của Bơ-men, tác giả muốn nói tới một vấn đề có ý nghĩa lớn : Mục đích của nghệ thuật là vì con người, vì sự sống của con người. Đây là một kiệt tác vì nó đã cứu sống một người.
Phương diện | Đôn-ki-hô-tê | Xan-chô-pan-xa |
Nguồn gốc xuất thân | Quý tộc | Nông dân |
Dáng vẻ bên ngoài | Gầy gò, cao lênh khênh | Béo lùn,cưỡi lừa thấp lè tè |
Suy nghĩ | ảo tưởng, mê muội, phi thực tế | Thực tế, tỉnh táo |
Hành động | Điên rồ, hấp tấp, thiếu suy xét | Thực dụng |
Mục đích | Làm hiệp sĩ trừ tà | Thu chiến lợi phẩm |
Tính cách | Dũng cảm, trọng danh dự, ảo tưởng | Nhát gan, thật thà, thực tế |
Nhân vật Xan-chô cũng bộc lộ những mặt tốt lẫn xấu:
– Sống vui vẻ, tự nhiên, thoải mái.
– Đầu óc sáng, thiết thực: ngăn chủ tấn công cối xay gió.
– Nhát gan, ích kỉ, thiện cận, vụ lợi.
Những nét hay và dở trong tính cách nhân vật Đôn Ki-hô-tê:
– Đầu óc chứa đầy những ý tưởng tốt đẹp nhưng phi thực tế
– Thích sống trong hoài niệm cùng những lí tưởng viển vông.
– Gan dạ, dũng cảm, quên mình nhưng khắc khổ, cứng nhắc.
- Văn bản Đánh nhau với cối xay gió chia thành 3 phần:
+ Phần 1 ( Từ đầu… không cân sức) Trước khi đánh nhau với cối xay
+ Phần 2 (tiếp… người văng ra xa): Cuộc giao tranh giữa Đôn-ki và cối xay
+ Phần 3 (còn lại): Sau khi đánh nhau với cối xay
- 5 sự việc chính chủ yếu:
+ Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió
+ Thái độ, hành động của hai thầy trò Đôn-ki-hô-tê
+ Quan niệm và cách cư xử của hai thầy trò khi bị thương, đau đớn
+ Chuyện ăn
+ Chuyện ngủ
=> Qua những sự việc này tính cách đối lập của hai nhân vật được khắc họa rõ nét.
Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Là một trong những môn học có giá trị thực tiễn cao nhất, hóa học hiện diện ở mọi ngóc ngách trong cuộc sống. Hầu như mỗi một vật dụng nào chúng ta đang sử dụng cũng là kết quả của hoá học.
Từ những món ăn hàng ngày, những đồ đồ dùng học tập, thuốc chữa bệnh. Đến các huơng thơm dịu nhẹ của nước hoa, mỹ phẩm, dược phẩm… đều là những sản phẩm hóa học.