Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hỏi bài

  • Phùng Thị Kim Dung Sinh học Lớp 8
    27 5 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bé Heo

    Nói: tuyến tuỵ là tuyến pha vì tuyến này vừa đóng vai trò là tuyến ngoại tiết, vừa đóng vai trò là tuyến nội tiết.

    Tuyến tuỵ là tuyến ngoại tiết: Các sản phẩm tiết theo ống dẫn đổ vào tá tràng giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non

    Tuyến tuỵ là tuyến nội tiết: Ngoài ra, tuyến tuỵ còn có các tế bào (α tiết hoocmôn glucagôn và tế bào β tiết hoocmôn insulin) có chức năng điều hoà lượng đường trong máu.

    8 10/05/22
    Xem thêm 4 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Địa Lý Lớp 8
    70 6 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Khang Anh

    Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên sinh vật của nước ta là do:

    - Việc mở rộng diện tích đất canh tác.

    - Chặt phá rừng lấy củi; khai thác quá mức số cho nhu cầu công nghiệp và dân dụng, cho xuất khẩu,...

    - Tập quán du canh, du cư: tình trạng đốt nương làm rẫy còn khá phổ biến ở nhiều nơi.

    - Cháy rừng.

    - Ngoài ra, còn do chiến tranh, xây dựng cơ bản, khai thác- khoáng sản và việc xây dựng các hồ chứa nước lớn cũng làm ngập nhiều diện tích rừng,...

    Nếu rừng bị chặt phá thì sẽ gây ra hiện tượng gì?

    - Khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng: xói mòn đất, đất trượt, núi lở, lũ lụt, lũ đá.

    23 31/07/21
    Xem thêm 5 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Địa Lý Lớp 8
    89 5 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Thiên Bình

    a) Độ che phủ rừng nước ta dược tính bằng: (Diện tích rừng/ diện tích tự nhiên) x 100%, đơn vị là %, tính cho các năm ta có:

    Năm 1943 1993 2001
    Diện tích rừng 14,3 8,6 11,8
    Diện tích che phủ 43,3 26,1 35,8

    b) Vẽ biểu đồ:

    Biểu đồ tỉ lệ độ che phủ rừng so với diện tích đất liền của nước ta trong giai đoạn 1943 – 2001 (%)

    Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam, qua một số năm

    c) Nhận xét

    Xu hướng biến dộng diện tích rừng ở nước ta:

    Diện tích rừng nước ta có sự biến động từ năm 1943 đến 2001.

    Giai đoạn 1943 đến 1993 diện tích rừng nước ta giảm, giai đoạn từ 1993 đến 2001 tăng lên, tuy nhiên chưa bằng diện tích rừng năm 1943.

    17 31/07/21
    Xem thêm 4 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Địa Lý Lớp 8
    45 5 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Khang Anh

    Khí hận nhiệt đới ẩm gió mùa nhé. Nó được thể hiện rõ qua từng thành phần như:

    - Tính chất nhiệt đới: Do vị trí của nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới (nam là 8 độ 34' B và bắc là 23 độ 23'B).

    + Nó được thể hiện cụ thể qua: nhiệt độ (nền nhiệt 23-17 độ C; tổng bức xạ; tổng nhiệt trung bình năm 9000 độ C; tổng số giờ nắng 1400h...); thể hiện qua lượng mưa trong năm....

    + Thể hiện qua độ ẩm: tb cả nước có độ ẩm trên 80%.

    - Tính chất gió mùa thể hiện qua: trong năm nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ (e xem trong SGK).

    - Khí hậu có sự phân hóa đa dạng...

    - Nguyên nhân là do vị trí địa lí (nêu cụ thể nhé) nằm ở khu vực châu Á gió mùa và hình dạng lãnh thổ.

    28 31/07/21
    Xem thêm 4 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Sinh học Lớp 8
    17 5 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Xử Nữ

    - Phản xạ có điều kiện hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm. Các phản xạ có điều kiện với ánh sáng, màu sắc, âm thanh dần được thành lập. Trẻ càng lớn, số lượng phản xạ có điều kiện xuất hiện càng nhiều và càng phức tạp. Bên cạnh đó là quá trình ức chế phản xạ nếu phản xạ đó không cần thiết.

    - Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người là 2 quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, nhờ đó mà cơ thể thích nghi với những điều kiện sống luôn thay đổi, là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa ở người.

    5 05/09/21
    Xem thêm 4 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Địa Lý Lớp 8
    140 5 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đội Trưởng Mỹ

    TRẢ LỜI:

    - Miền Bắc và Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống.

    - Miền Bắc và Đông Bắc Bộ ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại tuyến, a nhiệt đới Hoa Nam.

    - Miền Bắc và Đông Bắc Bộ không có địa hình che chắn. Các dãy núi ở đây mở rộng về phía bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió đông bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ.

    79 31/07/21
    Xem thêm 4 câu trả lời
  • Đậu Phộng Lịch Sử Lớp 8
    8 5 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đen2017

    Nguyên nhân sâu xa:

    - Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

    - Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

    - Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

    - Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.

    * Nguyên nhân trực tiếp:

    - Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

    => Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

    2 10/02/23
    Xem thêm 4 câu trả lời
  • Mọt sách Văn học Lớp 8
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Minh Thong Nguyen ...

    Hiện nay, khi xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cũng là lúc có nhiều vấn đề nổi cộm nổ ra nhận được sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay.

    Vậy thế nào là học tủ, học vẹt? Học tủ là học sinh tự khoanh vùng kiến thức mà các bạn cho là sẽ có trong đề thi để học, không học kĩ, học hết và hiểu vấn đề mình đang học, chỉ chăm chú vào đề thi và kết quả thi. Học vẹt là tình trạng học sinh học đối phó, học cho có, không hiểu bản chất của vấn đề. Học tủ, học vẹt là những thói quen học tập rất xấu mà mỗi chúng ta không nên đi theo. Hiện nay, tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra. Nhiều bạn học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách. Bài tập được giao về nhà các bạn không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…

    Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh: ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học mà chỉ quan tâm đến kết quả thi. Bên cạnh đó còn là do bản tính còn ham chơi, muốn học cho nhanh để làm việc khác hoặc muốn được điểm cao mà lười học của nhiều học sinh. Nguyên nhân khách quan không thể không nhắc đến là do các thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; bố mẹ kì vọng cao, muốn con mình học nhiều hơn nữa, đạt nhiều thành tích hơn nữa…

    Hậu quả của việc học tủ, học vẹt vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên là việc chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức. Ngoài ra, nó còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh như: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… Từ đó khiến cho nền giáo dục ngày càng đi xuống.

    Để cải thiện tình trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

    Mỗi người một hành động nhỏ nhưng cùng chung tay với sẽ tạo ra ý nghĩa lớn, lan tỏa được thông điệp lớn lao. Để đẩy lùi hiện tượng học tủ, học vẹt, chúng ta cần chung tay xây dựng một thói quen học tập thật tốt và rèn luyện đạo đức cho bản thân để trở thành một người chủ nhân thực thụ của đất nước.

    0 23/03/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Sinh học Lớp 8
    2 5 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Nhân Mã

    Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?


    Hút thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến phổi lẫn chức năng phổi, bao gồm việc làm tổn thương phổi, làm chậm phát triển chức năng phổi ở trẻ nhỏ, giảm chức năng phổi…

    Ngoài ra, việc hút thuốc lá còn gây ra nhiều triệu chứng mãn tính về đường hô hấp như ho mãn tính, thở khò khè, đờm và khó thở.

    Những người hút thuốc lá thường bài tiết nhiều đờm hơn người bình thường; chưa kể khả năng loại bỏ đờm ra khỏi đường thở cũng kém hơn.

    Khói thuốc lá cũng làm thay đổi cấu trúc của các tuyến bã nhờn và kết quả là thành phần của chất nhờn cũng bị thay đổi. Nếu các tuyến bị tắc nghẽn sẽ dẫn đến hệ quả làm giảm khả năng bài tiết đờm. Chất nhầy ở người hút thuốc khi đó bị nhiễm các chất độc hại, bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, gây cản trở quá trình lưu thông trao đổi khí.

    0 22/03/23
    Xem thêm 4 câu trả lời
  • Hai lúa Sinh học Lớp 8
    7 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Công Tử

    Để da luôn khỏe, đẹp em phải vệ sinh thân thể để da luôn sạch sẽ, bảo vệ da khỏi bị trầy xước, bị bỏng thường xuyên luyện tập dể rèn luyện da.

    * Các hình thức rèn luyện da:

    - Tắm nắng buổi sáng

    - Tập chạy buổi sáng

    - Tham gia thể thao buổi chiều

    - Xoa bóp

    - Lao động chân tay vừa sức

    * Các nguyên tắc rèn luyện da

    - Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng

    - Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người

    - Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương

    23 08/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mọt sách GDCD Lớp 8
    29 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Pé heo

    Vì nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, lám tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Các tệ nạn xã hội vô cúng nguy hiểm đối với chúng ta.

    28 16/03/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Phô Mai Sinh học Lớp 8
    4 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Củ Gấu

    Tiểu đường nhé bạn

    3 07/03/22
    Xem thêm 3 câu trả lời