Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính

Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc chỉ ra Chất có tính lưỡng tính, cũng như biết cách xác định các chất lưỡng tính, chất lưỡng tính là gì. Từ đó vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al

B. NaHCO3

C. AlCl3

D. NaAlO2

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

NaHCO3 vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với dd bazo nên là chất lưỡng tính

Ví dụ

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Al vừa tác dụng dung dịch axit mạnh vừa tác dụng với dung dịch bazo mạnh. Nhưng Al không gọi là chất lưỡng tính.

AlCl3 và NaAlO­2 có tính axit.

Đáp án B

Chất lưỡng tính là gì

Chất lưỡng tính là chất trong nước có thể phân li theo cả kiểu axit và kiểu bazơ

Các chất lưỡng tính

Hidroxit lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2

Ví dụ

Tính axit:

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Tính bazo:

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Oxit lưỡng tính:

Bao gồm các oxit ứng với các hidroxit trên: Al2O3, ZnO, Cr2O3

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Tính axit, tính bazo tạo ra các sản phẩm như trên. Chú ý Cr2O3 chỉ tan trong NaOH đặc, nóng.

Muối axit của axit yếu: NaHCO3, KHS, NaH2PO4, Na2HPO4, KHSO3

Muối của axit yếu và bazo yếu: (NH4)2CO3, CH3COONH4, CH3COONH3-CH3

Các loại khác: Amino axit, một số muối của amino axit…

Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây phản ứng được NaOH?

A. Al2O3; Al(OH)3; NaNO3, SO2

B. Al2O3; Cu, Al(OH)3, Cu(OH)2

C. Al(NO3)3, HCl, SO2, Zn(OH)2

D. FeCl3, Ag, CO2, Zn(OH)2

Xem đáp án
Đáp án C

Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaNO3

NaOH + HCl → NaCl + H2O

SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Câu 2. Nội dung phát biểu nào sau đây đúng?

A. Zn(OH)2 là bazơ lưỡng tính vì Zn(OH)2 vừa phân li như axit, vừa phân li như bazơ trong nước

B. Al là kim loại lưỡng tính vì Al vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ

C. Cr(OH)2 là chất lưỡng tính vì vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch bazo

D. Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 đến dư thì có kết tủa keo trắng xuất hiện

Xem đáp án
Đáp án D

Phát biểu nào sau đây đúng?

A Sai vì Zn(OH)2 là chất lưỡng tính vì vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch bazo

B. Sai Al là kim loại không phải là chất lưỡng tính vì Al không tác dụng được với dung dịch kiềm

C. Sai, Cr(OH)2 là bazo

D. Đúng

có kết tủa keo trắng không tan.

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3.

Câu 2. Cho các phát biểu sau đây

(1) Cr2Olà chất lưỡng tính, vừa phản ứng với dung dịch axit vừa phản ứng với dung dịch kiềm

(2) Cr(OH)3 vừa có tính lưỡng tính, vừa có tính khử

(3) Cr tác dụng với dung dịch axit HCl và Cl2 đều tạo thành muối CrCl2

(4) Cr tác dụng được với dung dịch NaOH đậm đặc

(5) Al và Cr cùng phản ứng với dung dịch NaOH loãng

(6) ZnO và Cr2O3 cùng phản ứng với dung dịch NaOH loãng

(7) Al và Cr bền trong không khí ở nhiệt độ thường vì có lớp màng oxit rất mỏng bảo vệ

(8) Al và Cr cùng phản ứng với Cl2 ở nhiệt độ thường

Số phát biểu đúng là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Xem đáp án
Đáp án A

(1) đúng

(2) đúng

(3) Sai;

2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

(4) Sai: Cr không tác dụng được với dung dịch NaOH đậm đặc

(5) Sai:

(6) đúng: ZnO và Cr2O3 cùng phản ứng với dung dịch NaOH loãng

ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O

Cr2O3 + 2NaOH → 2NaCrO2 + H2O

(7) Đúng: Al và Cr bền trong không khí ở nhiệt độ thường vì có lớp màng oxit rất mỏng bảo vệ

(8) Sai: Al và Cr cùng phản ứng với Cl2 ở nhiệt độ cao

Câu 3. Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Fe(OH)3

B. Fe2O3

C. Al(OH)­3

D. CuO

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 4. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al(NO3)3

B. Al2O3

C. AlCl3

D. NaAlO2

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 5. Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính?

A. Fe(OH)3.

B. Cr(OH)2

C. Zn(OH)2.

D. CuSO4

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 6. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. Na2CO3.

B. (NH4)2CO3.

C. Al(OH)3.

D. NaHCO3.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 7. Dãy gồm các chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính?

A. NaHCO3, Al(OH)3, ZnO, H2O, NH4HCO3.

B. Al, Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3.

C. Al2O3, Al(OH)3, AlCl3, Na[Al(OH)4].

D. Al, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 8. Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?

A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.

B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.

C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.

D. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2.

Xem đáp án
Đáp án B

A sai vì Mg(OH)2, Fe(OH)2 không có tính lưỡng tính.

C, D sai vì Mg(OH)2 không có tính lưỡng tính.

Câu 9. Cho khí CO2 vào một bình kín chứa Al(OH)3

A. Có phản ứng xảy ra và tạo ra muối Al2(CO3)3.

B. Có tạo Al2(CO3)3 lúc đầu, sau đó với CO2 có dư sẽ thu được Al(HCO3)3.

C. Lúc đầu tạo Al2(CO3)3 nhưng không bền nó tự phân hủy tạo Al(OH)3 và CO2.

D. Không có phản ứng xảy ra.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 10. Cho hỗn hợp gồm K2O, BaO, MgO, Al2O3 vào một lượng nước dư, thu được
dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa là

A. MgO.

B. Mg(OH)2.

C. Al(OH)3.

D. BaCO3.

Xem đáp án
Đáp án C

Na2O + H2O → 2Na+ + 2OH-

CaO + H2O → Ca2+ + 2OH-

Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

Vậy dung dịch X có chứa Na+, Ca2+, AlO2-, OH- (có thể dư)

Khi sục CO2 dư vào dung dịch X:

CO2 + OH- → HCO3-

CO2 + AlO2- + H2O → Al(OH)3↓ + HCO3-

Vậy kết tủa thu được sau phản ứng là Al(OH)3

...................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính. Bài viết đã cho bạn đọc thấy được những hợp chất có tính lưỡng tính. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Trắc nghiệm Hóa học 11...

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

Đánh giá bài viết
2 42.325
Sắp xếp theo

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm