Địa lí 8 bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

Lý thuyết Địa lý lớp 8 bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp phần lí thuyết cơ bản trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em học sinh vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi một cách dễ dàng hơn. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

A. Giải bài tập Địa lí 8 bài 10

B. Lý thuyết Địa 8 bài 10

1. Vị trí địa lí và địa hình

- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở phía nam châu Á (40B đến 380B).

+ Tiếp giáp:biển A-rap, vịnh Ben -gan và khu vực Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á.

- Địa hình:

+ Phía Bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ nhất thế giới, chạy theo hướng tây bắc – đông nam; đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á.

+ Ở giữa: đồng bằng Ấn-Hằng, rộng và bằng phẳng, dài hơn 3000km chạy vắt ngang từ biển A-rap đến vịnh Ben-gan, bề rộng từ 250 – 350 km.

+ Phía Nam: sơn nguyên Đê-can nằm kẹp giữa dãy Gát Đông và Gát Tây.

2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên

a) Khí hậu.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mưa nhiều nhất trên thế giới.

- Nhịp điệu gió mùa tạo ra sự phân hóa đa dạng của lượng mưa, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.

+ Dãy Hi-ma-lay-a: khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp.

+) Sườn phía nam đón gió mùa tây nam nên có mưa nhiều, sường bắc mưa ít, độ cao trên 4500m là đới băng tuyết vĩnh cửu.

+) Sườn bắc chắn gió mùa đông bắc nên phía nam Himalaya không quá lạnh như những nơi cùng vĩ độ ở Việt Nam.

+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan: khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa 200 – 500mm. Phía Đông có lượng mưa nhiều nhất thế giới.

=> Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.

b) Sông ngòi và cảnh quan.

- Nam Á có nhiều sông lớn: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

C. Trắc nghiệm Địa lí 8 bài 10

Câu 1: Nam Á tiếp giáp với những khu vực nào của châu Á?

A. Đông Nam Á

B. Trung Á

C. Tây Nam Á

D. Cả 3 khu vực trên.

Đáp án: D. Cả 3 khu vực trên.

Giải thích: Nam Á tiếp giáp với 3 khu vực phía đông giáp Đông Nam Á, phía bắc tiếp giáp với Trung Á và phía tây bắc tiếp giáp với Tây Nam Á.

Câu 2: Nam Á tiếp giáp với đại dương nào?

A. Thái Bình Dương

B. Ấn Độ Dương

C. Bắc Băng Dương

D. Đại Tây Dương.

Đáp án: B. Ấn Độ Dương

Giải thích: Phía đông nam, nam, tây nam và tây của Nam Á tiếp giáp với Ấn Độ Dương.

Câu 3: Nam Á có mấy dạng địa hình khác nhau

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B. 3

Giải thích: Nam Á có 3 dạng địa hình khác nhau: phía bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lây-a, phía nam là sơn nguyên Đề-can và ở giữa là đồng bằng Ấn-Hằng.

Câu 4: Ở giữa của Nam Á là miền địa hình

A. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a

B. Sơn nguyên Đê-can

C. Dãy Gác Đông và Gác Tây

D. Đồng bằng Ấn-Hằng

Đáp án: D. Đồng bằng Ấn-Hằng

Giải thích: Miền địa hình ở giữa là đồng bằng Ấn -Hằng rộng và bằng phẳng, chảy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350 km.

Câu 5: Miền địa hình phía bắc của Nam Á là miền địa hình:

A. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a

B. Sơn nguyên Đê-can

C. Dãy Gác Đông và Gác Tây

D. Đồng bằng Ấn-Hằng

Đáp án: A. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a

Giải thích: Miền địa hình ở ở phía bắc là hệ thống Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc-đông nam dày gần 260km, bề rộng trung bình từ 320-400km.

Câu 6: Gió mùa mùa đông có hướng

A. Tây Bắc

B. Đông Bắc

C. Tây Nam

D. Đông Nam

Đáp án: B. Đông Bắc

Giải thích: (trang 34 SGK Địa lí 9).

Câu 7: Gió mùa mùa hạ có hướng

A. Tây Bắc

B. Đông Bắc

C. Tây Nam

D. Đông Nam

Đáp án: C. Tây Nam

Giải thích: (trang 34 SGK Địa lí 9).

Câu 8: Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố khí hậu Nam Á

A. vĩ độ

B. gió mùa

C. địa hình

D. kinh độ

Đáp án: C. địa hình

Giải thích: (trang 34 SGK Địa lí 9).

Câu 9: Nam Á có các kiểu cảnh quan

A. rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

B. rừng lá kim, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

C. rừng cận nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

D. rừng rừng lá rộng, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Đáp án: A. rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Giải thích: (trang 35 SGK Địa lí 9).

Câu 10: Nam Á có các hệ thống sông lớn

A. sông Ấn, sông Hằng, sông Mê-Công

B. sông Ấn, sông Hằng, sông Ơ-phrát

C. sông Ấn, sông Hằng, sông Trường Giang

D. sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

Đáp án: D. sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

Giải thích: (trang 34 SGK Địa lí 9).

Câu 11: Dãy Hi-ma-lay-a có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Nam Á

A. Đón các khối khí lạnh vào mùa đông, chắn các khối khí mùa hạ vào Nam Á.

B. Ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa ảnh hưởng tới Nam Á.

C. Chặn các khối khí vào mùa đông tràn xuống, đón gió màu mùa hạ gây mưa cho sườn núi phía nam.

D. gây là hiệu ứng gió phơn khô nóng vào mùa hạ cho Nam Á

Đáp án: C. Chặn các khối khí vào mùa đông tràn xuống, dón gó màu mùa hạ gây mưa cho sườn núi phía nam.

Giải thích: (trang 34 SGK Địa lí 9).

Câu 12: Sơn nguyên Đê-can có địa hình tương đối:

A. Cao và bằng phẳng.

B. Tất cả đều sai.

C. Thấp và bằng phẳng.

D. Cao và nhiều núi.

Đáp án: C

Câu 13: Khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới

. B. Xích đạo.

C. Nhiệt đới.

D. Nhiệt đới gió mùa.

Đáp án: D

Câu 14: Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đới khí hậu:

A. Ôn đới lạnh.

B. Tất cả đều sai.

C. Nhiệt đới khô.

D. Nhiệt đới gió mùa ẩm.

Đáp án: C

Câu 15: Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á?

A. Vị trí địa lí.

B. Độ cao.

C. Tất cả đều sai

D. Địa hình.

Đáp án: D

Câu 16: Các cảnh quan tự nhiên chính của Nam Á là:

A. Rừng nhiệt đới.

B. Xavan, hoang mạc.

C. Cảnh quan núi cao.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 17: Dựa vào hình 10.1, cho biết từ bắc xuống nam, khu vực Nam Á có mấy miền địa hình chính?

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Đáp án: D

Câu 18: Nhịp điệu hoạt động gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến:

A. Tất cả đều sai.

B. Sinh hoạt và đời sống của người dân trong khu vực.

C. Nhịp điệu sản xuất.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 19: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a chạy theo hướng nào?

A. Tất cả đều sai.

B. Tây đông.

C. Tây bắc đông nam.

D. Tây nam đông bắc.

Đáp án: C

Câu 20: Các sông nào sau đây thuộc hệ thống sông lớn của Nam Á?

A. Sông Ấn, sông Hằng.

B. Sông Hoàng Hà.

C. Sông Trường Giang.

D. Sông Mê Công.

Đáp án: A

............................

Với nội dung bài Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á, hy vọng các bạn học sinh sẽ nắm vững kiến thức về vị trí địa lý, khí hậu, sông ngòi và các cảnh quan tự nhiên, địa hình của khu vực Nam Á...

Ngoài tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 8 bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Địa lý lớp 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải bài tập Địa Lí 8 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Đánh giá bài viết
29 23.507
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí 8

    Xem thêm