Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 8 bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản ở Châu Á

Lý thuyết Địa lý lớp 8 bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản tổng hợp phần lý thuyết quan trọng môn Địa lý lớp 8 trong bài 1 về Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản, giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

A. Lý thuyết Địa 8 bài 1

1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục.

- Là một bộ phận của lục địa Á - Âu.

- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới: diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, (44,4 triệu km2 kể cả các đảo).

- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn.

+ Phía Bắc: giáp Bắc Băng Dương

+ Phía Nam: giáp Ấn Độ Dương.

+ Phía Đông: giáp Thái Bình Dương.

+ Phía Tây: giáp châu Âu, châu Phi, biển Địa Trung Hải

2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản.

a) Đặc điểm địa hình.

- Châu Á có nhiều hệ thống núi (dãy Hi-ma-lay-a, Côn Luân, An-tai...), sơn nguyên cao, đồ sộ (sơn nguyên Tây Tạng lớn nhất châu Á , sơn nguyên I-ran...) và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới (Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Trung...)..

- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính:

+ Đông - tây hoặc gần đông - tây

+ Bắc - nam hoặc gần bắc - nam

- Nhiều núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình chia cắt phức tạp.

- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

b) Khoáng sản.

- Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn.

- Các khoảng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt (ở khu vực Tây Nam Á), than, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,...

B. Giải bài tập Địa lí 8 bài 1

C. Trắc nghiệm Địa lí 8 bài 1

Câu 1: Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: A. 1

Giải thích: Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km2, nếu tính cả đảo phủ thuộc thì lên tới 44,4 triệu km2 → Là châu lục rộng lớn nhất thế giới. (trang 6, SGK Địa lí 8).

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Đáp án: C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Giải thích: Lãnh thổ châu Á dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo, nằm chủ yếu ở Bắc bán Cầu. (trang 6, SGK Địa lí 8).

Câu 3: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ châu Á mở rộng nhất là bao nhiêu km?

A. 6200 km

B. 7200 km

C. 8200 km

D. 9200 km

Đáp án: D. 9200 km

Giải thích: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ châu Á mở rộng nhất là 9200 km.

Câu 4: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á là bao nhiêu km?

A. 6500 km

B. 7500 km

C. 8500 km

D. 9500 km

Đáp án: C. 8500 km

Giải thích: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á là 8500 km.

Câu 5: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. bắc – nam và vòng cung.

Đáp án: A. đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

Giải thích: Các dãy núi ở châu Á chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam. (trang 6, SGK Địa lí 8).

Câu 6: Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của châu Á

A. Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới.

B. Địa hình bị chia cắt phức tạp.

C. Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.

D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ.

Đáp án: D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ.

Giải thích: Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới. Địa hình bị chia cắt phức tạp. (trang 6, SGK Địa lí 8)

Câu 7: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á

A. Hi-ma-lay-a

B. Côn Luân

C. Thiên Sơn

D. Cap-ca

Đáp án: A. Hi-ma-lay-a.

Giải thích: Dãy Hi-ma-lay có đỉnh E-vơ-ret cao 8848m- cao nhất thế giới

Câu 8: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á

A. Đồng bằng Tây Xi-bia.

B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm.

D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Đáp án: C. Đồng bằng Trung tâm

Giải thích: Đồng bằng Trung tâm thuộc Bắc Mĩ. Còn 3 đồng bằng: Tây Xi-bia, Ấn –Hằng, Hoa Bắc đều thuộc châu Á.

Câu 9: Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào

A. Bắc Á

B. Nam Á

C. Tây Nam Á

D. Đông Nam Á

Đáp án: C. Tây Nam Á

Giải thích: Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50% trữ lượng dầu mỏ, khí đốt của thế giới. Tây Nam Á được gọi là rốn dầu của thế giới.

Câu 10: Những khoáng sản quan trọng nhất của châu Á là

A. Dầu mỏ, khí đốt.

B. Than, sắt.

C. Crôm và các kim loại màu như đồng, thiếc.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D. Tất cả các ý trên.

Giải thích: Các khoáng sản tiêu biểu của châu Á: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và các kim loại màu như đồng, thiếc… (trang 6, SGK Địa lí 8).

Câu 11: Châu Á là châu lục:

A. Rộng nhất thế giới, chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên Trái Đất.

B. Một bộ phận của lục địa Á Âu.

C. Tất cả đều đúng.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: B

Câu 12: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng:

A. 40 triệu km2.

B. 41,5 triệu km2.

C. 42,5 triệu km2.

D. 43,5 triệu km2.

Đáp án: C

Câu 13: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi.

B. Châu Đại Dương.

C. Châu Mĩ.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: C

Câu 14: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương.

B. Đại Tây Dương,

C. Thái Bình Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Đáp án: D

Câu 15: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á:

A. 8.200 km

B. 8.500 km

C. 9.000 km

D. 9.500 km

Đáp án: C

Câu 16: Sông Trường Giang chảy trên đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc

B. Ấn Hằng

C. Hoa Trung

D. Lưỡng Hà

Đáp án: A

Câu 17: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là:

A. 8.500 km

B. 9.000 km

C. 9.200 km

D. 9.500 km

Đáp án: C

Câu 18: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa

B. Ven biển

C. Ven các đại dương

D. Tất cả đều sai

Đáp án: A

Câu 19: Hệ thống núi và cao nguyên chạy theo hướng nào?

A. Đông - Tây

B. Bắc - Nam

C. Tất cả đều đúng

D. Tất cả đều sai

Đáp án: D

Câu 20: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đông Nam Á

B. Tây Nam Á

C. Trung Á

D. Nam Á

Đáp án: D

............................

Để học tốt Địa lí 8, các em học sinh cần ghi nhớ lý thuyết Địa 8, từ đó vận dụng giải các bài tập liên quan hiệu quả. Chuyên mục Lý thuyết Địa lí 8 trên VnDoc tổng hợp phần lý thuyết quan trọng được học trong mỗi bài, sẽ giúp các em ghi nhớ bài học nhanh chóng và dễ dàng. Chúc các bạn học tốt.

Ngoài Lý thuyết Địa lý lớp 8 bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
39
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí 8

    Xem thêm