Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Tiếng Việt 2 bài 29

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 2

Lý thuyết Tiếng Việt 2 bài 29 giải thích chi tiết bài tập, giải nghĩa và trả lời câu hỏi môn Tiếng Việt 2 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt Tiếng Việt 2. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Lý thuyết Tiếng Việt 2 bài 29: TẬP ĐỌC: NGƯỜI THẦY CŨ

Lý thuyết Tiếng Việt 2 bài 29: TẬP ĐỌC: NGƯỜI THẦY CŨ

1. Nội dung: Biết ơn và kính trọng thầy cô giáo cũ.

2. Giải nghĩa từ khó:

- Xúc động: có cảm xúc mạnh.

- Hình phạt: hình thức phạt người có lỗi.

3. Phương pháp:

- Phân biệt được giọng của bố Dũng và thầy giáo.

- Hiểu được ý nghĩa của bài nghĩa các từ khó.

- Kể lại được nội dung câu chuyện dựa trên sự ghi nhớ các chi tiết quan trọng.

4. Trả lời câu hỏi:

1) Bố Dũng đến trường làm gì?

Bố Dũng đến lớp của con trai mình để chào thầy giáo cũ.

2) Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?

Thấy thầy bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy.

3) Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?

Bố Dũng nhớ kỉ niệm thời học trò trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt.

4) Dũng nghĩ gì khi bố ra về?

Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn nhận ra đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.

5. Kể chuyện

1) Câu chuyện “Người thầy cũ” có những nhân vật nào?

Bố Dũng, thầy giáo và Dũng.

2) Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Trong quang cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, xuất hiện giữa sân trường một chú bộ đội. Đó là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp con trai mình để chào thầy giáo cũ.

Gặp thầy giáo, chú bỏ mũ ra, kính cẩn chào thầy. Thầy ngạc nhiên, chưa kịp nhận ra thì chú nói:

- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm xưa trèo cửa sổ bị thầy giáo phạt đây ạ.

- À, Khánh… Thầy nhớ ra rồi. Nhưng hôm ấy thầy có phạt em đâu.

- Vâng. Thầy không phạt nhưng thầy buồn. Thầy nói: “Trước khi làm việc gì cần phải nghĩ chứ ! Em về đi, thầy không phạt em đâu”.

Vào lớp, Dũng theo dáng bố và nghĩ: Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn nhận ra đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.

3) Dựng lại phần chính của câu chuyện (đoạn 2) theo vai: người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo.

Em hãy dựng lại theo sự sắp xếp, phân vai của thầy cô.

Như vậy là VnDoc đã giới thiệu bài viết Lý thuyết Tiếng Việt lớp 2 bài 29 nhằm giúp các em học tốt hơn môn Tiếng Việt lớp 2. Ngoài tài liệu về Lý thuyết Tiếng Việt lớp 2 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 2Đề thi học kì 2 lớp 2 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Tiếng Việt 2

    Xem thêm