Lý thuyết Tiếng Việt 2 bài 88
Lý thuyết Tiếng Việt lớp 2
Lý thuyết Tiếng Việt 2 bài 88 giải thích chi tiết bài tập, giải nghĩa và trả lời câu hỏi môn Tiếng Việt 2 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt Tiếng Việt 2. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Lý thuyết Tiếng Việt 2 bài 88
CHÍNH TẢ: CÒ VÀ CUỐC
1. Nghe – viết: Cò và Cuốc (từ đầu đến ngại gì bẩn hở chị?)
- Câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau dấu câu nào?
Đặt sau dấu hai chấm xuống dòng và dấu gạch đầu dòng.
- Cuối các câu trên có dấu câu gì?
- Cuối các câu có dấu chấm hỏi.
2. Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
a)
- riêng, giêng: riêng lẻ, tháng giêng.
- dơi, rơi: con dơi, đánh rơi
- dạ, rạ: lòng dạ, rơm rạ
b)
- rẻ, rẽ: giá rẻ, riêng rẽ
- mở, mỡ: mở sách, màu mỡ
- củ, cũ: củ khoai, cũ kĩ.
3. Thi tìm nhanh:
a) Các tiếng bắt đầu bằng r (hoặcd, gi ).
Gợi ý:
- Các tiếng bắt đầu bằng r: cơm rang, sọt rác, đau rát, mớ rau, rán cá, áo rách, rắc rối, hàm răng, trời rét, tấm rèm, rung rinh, cây rong, rót nước, cá rô, hát ru, chui rúc, khu rừng, rước kiệu …
- Các tiếng bắt đầu bằng d: làn da, dành dụm, lưỡi dao, đi dạo, dặn dò, hạt dẻ, dẻo dai, đôi dép, đàn dê, dễ dàng, lim dim, dỗ dành, hờn dỗi, du dương, …
- Các tiếng bắt đầu bằng gi: gia đình, giá đỗ, tự giác, quân giặc, giặt giũ, giẻ lau, giọng nói, giỏ mây, ngày giỗ, …
b) Các tiếng có thanh hỏi (hoặc thanh ngã).
- Các tiếng có thanh hỏi: bảo ban, vết bẩn, lẩm bẩm, bẻ ngô, bể cá, bờ biển, vết bỏng, của cải, nhỏ bé, chuyển nhà, tủ gỗ, tổ ong, phở bò, quả na, hoa nở , mở cửa, …
- Các tiếng có thanh ngã: sợ hãi, hụt hẫng, tắc nghẽn, ngạo nghễ, suy nghĩ, nhã nhặn, ngõ xóm, con ngỗng, chặt chẽ, chậm trễ, cây gỗ, mũ nón, …
Như vậy là VnDoc đã giới thiệu bài viết Lý thuyết Tiếng Việt lớp 2 bài 88 nhằm giúp các em học tốt hơn môn Tiếng Việt lớp 2. Ngoài tài liệu về Lý thuyết Tiếng Việt lớp 2 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 2 và Đề thi học kì 2 lớp 2 mới nhất được cập nhật.