Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Tiếng Việt 4: Dấu hai chấm

Luyện từ và câu - Dấu hai chấm

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 4: Luyện từ và câu - Dấu hai chấm hướng dẫn chi tiết nội dung bài học giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập Luyện từ và câu hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.

Lý thuyết Tiếng Việt 4: Dấu hai chấm

I. Tác dụng của dấu hai chấm

1. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật

Ví dụ:

Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây này

2. Báo hiệu lời giải thích cho bộ phận đứng trước

Ví dụ:

Trên bàn la liệt đồ đạc: sách, vở, bút, thước rồi cả bát, đũa, thìa, đĩa,…

II. Chú ý

Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng

Ví dụ 1:

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Ví dụ 2:

Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn

Gà rằng: “Xin được ghi ơn trong lòng”

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Lý thuyết Tiếng Việt 4: Dấu hai chấm. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Tiếng Việt 4

    Xem thêm