Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Tiếng Việt 4: Tập đọc - Ông Trạng thả diều

Tập đọc - Ông Trạng thả diều

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 4: Tập đọc - Ông Trạng thả diều hướng dẫn chi tiết nội dung bài học giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập Đọc hiểu trả lời câu hỏi, hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.

Tập đọc - Ông Trạng thả diều Tiếng Việt 4

I. Hiểu bài

1. Chú thích

- Trạng: Tức Trạng Nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa

- Kinh ngạc: cảm thấy rất lạ trước điều hoàn toàn không ngờ.

2. Ý nghĩa bài học

Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt lên khó khăn nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi

3. Nội dung bài học

Câu 1: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

Trả lời:

Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền là:

- Học đến đâu hiểu ngay đến đó

- Có trí nhớ lạ thường

- Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Trả lời:

Nguyễn Hiền vô cùng ham học và chịu khó học:

- Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.

- Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.

- Sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong.

- Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Câu 3: Vì sao chú bé Nguyễn Hiền được gọi là “ông Trạng thả điều”?

Trả lời:

Chú bé Hiền được gọi là “ông trạng thả diều” vì: Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích thả diều

Câu 4: Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

a. Tuổi trẻ tài cao

b. Có chí thì nên

c. Công thành danh toại

Trả lời:

Ba phương án là “Tuổi trẻ tài cao”, “Có chí thì nên” và “Công thành danh toại” đều có mặt đúng. Nguyễn Hiền là người “tuổi trẻ tài cao”, là người “công thành danh toại” nhưng điều mà câu chuyện thực sự muốn khuyên nhủ con người ta là ý chí vượt lên tất cả những khó khăn để đạt được thành công. Vậy nên ý nghĩa của câu chuyện nằm ở câu tục ngữ “Có chí thì nên”

II. Hướng dẫn đọc diễn cảm

Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Lý thuyết Tiếng Việt 4: Tập đọc - Ông Trạng thả diều. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Tiếng Việt 4

    Xem thêm