Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Tiếng Việt 4: Ngắm trăng - Không đề

Tập đọc - Ngắm trăng - Không đề

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 4: Ngắm trăng - Không đề hướng dẫn chi tiết nội dung bài học giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập Tập đọc - đọc hiểu trả lời câu hỏi hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.

Lý thuyết Tiếng Việt 4: Ngắm trăng - Không đề

I. Ngắm trăng

1. Hiểu bài

a. Chú thích

- Tháng 8 – 1942, trên đường sang Trung Quốc, Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ hơn một năm trời. Bài thơ Ngắm trăng được bác sáng tác trong tù.

- Hờ hững: không để ý đến.

b. Ý nghĩa bài thơ

Bài thơ nói lên tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác đặc biệt là khi ở trong tù bị hành hạ, đày đoạ về cả thể xác và tinh thần. Từ đó, khâm phuc, kính trọng và học tập Bác: luôn yêu đời, không nản chí trước khó khăn.

c. Nội dung bài thơ

Câu 1: Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh Bác đang bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ tại một nhà lao ở Trung Quốc.

Câu 2: Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác với trăng?

Trả lời:

Hình ảnh: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ cho ta thấy tình cảm gắn bó giữa Bác và trăng.

Câu 3: Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ?

Trả lời:

Bài thơ nói lên tình cảm yêu thiên nhiên tha thiết của Bác Hồ. Bài thơ cũng nói lên nghị lực gang thép của Người: ở trong tù cực kì gian khổ thiếu thốn, Người vẫn quên đi cảnh xích xiềng, vẫn ung dung thư thái ngắm trăng, thường thức vẻ đẹp của trăng như một nhà thơ.

2. Hướng dẫn đọc diễn cảm

- Đọc trôi chảy, lưu loát và đúng nhịp thơ.

- Biết đọc diễn cảm bài thơ – giọng ngân nga thể hiện tâm thế ung dung, thư thái, hào hứng, lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh.

II. Không đề

1. Hiểu bài

a. Chú thích

- Bài thơ trên được Bác Hồ sáng tác ở chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)

- Không dễ: không có tên bài (thường đây là những bài thơ thể hiện cảm xúc chợt đến, rất đa dạng, khó đặt tên cho thật đúng).

- Bương: ống đựng, làm bằng thân cây bương (một loại cây giống cây tre, thân to, thẳng, mỏng)

b. Ý nghĩa bài thơ

Bài thơ nói lên tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác đặc biệt là trong thời kì kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn, gian khổ. Từ đó, khâm phuc, kính trọng và học tập Bác: luôn yêu đời, không nản chí trước khó khăn.

c. Nội dung bài thơ

Câu 1: Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào nói lên hoàn cảnh đó?

Trả lời:

Bài thơ được Bác sáng tác khi Người đang ở chiến khu Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp

Các từ ngữ: Đường non, rừng sâu cho ta biết điều đó.

Câu 2: Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ?

Trả lời:

Hình ảnh sau đây nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ:

Việc quân việc nước đã bàn

Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.

2. Hướng dẫn đọc diễn cảm

- Đọc trôi chảy, lưu loát và đúng nhịp thơ.

- Biết đọc diễn cảm bài thơ – giọng ngân nga thể hiện tâm thế ung dung, thư thái, hào hứng, lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Lý thuyết Tiếng Việt 4: Ngắm trăng - Không đề. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Tiếng Việt 4

    Xem thêm