Lý thuyết Tiếng Việt 4: Tre Việt Nam
Lý thuyết Tiếng Việt 4: Tre Việt Nam
Lý thuyết Tiếng Việt lớp 4: Tập đọc - Tre Việt Nam hướng dẫn chi tiết nội dung bài học giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập Đọc hiểu và trả lời câu hỏi hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.
Lý thuyết Tiếng Việt 4: Tre Việt Nam
I. Hiểu bài
1. Từ khó
Lũy thành: bờ cao, thường đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch đá để bảo vệ khu vực bên trong (lũy tre: hàng tre trồng rất dày, làm thành rào bảo vệ)
2. Ý nghĩa bài học
Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: đoàn kết, giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
3. Nội dung bài học
Câu 1: Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam?
a. Cần cù
b. Đoàn kết
c. Ngay thẳng
Trả lời:
a. Cần cù
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù?
Những câu thơ trên gợi lên phẩm chất cần cù của người dân Việt Nam. Tre xanh tươi dù mọc ở nơi đất màu mỡ hay cằn cỗi thì chúng vẫn sẽ xanh tươi. Mỗi một cây tre đều có bộ rễ sâu, đâm xuyên vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Giống như người dân Việt Nam ta dù ở bất kì hoàn cảnh nào, khó khăn nào trong cuộc sống cũng sẽ chăm chỉ, cần cù tự mình lo toan cho cuộc sống của mình
b. Đoàn kết
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà lên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Những câu thơ trên gợi lên phẩm chất đoàn kết của người dân Việt Nam. Cây tre thường mọc thành lũy, thân tre cạnh bên nhau, bảo bọc nhau tránh khỏi những trận bão tố, gió mưa. Tre có tính cách như người Việt Nam: biết đoàn kết, biết yêu thương, nhường nhịn, đùm bọc, che chở cho nhau.Nhờ thế tre tạo nên lũy nên thành, tạo nên sức mạnh, tạo nên sự bất diệt
c. Ngay thẳng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Những câu trên gợi lên phẩm chất ngay thẳng của người dânViệt Nam. Vươn mình thẳng ngay từ khi còn là búp măng non
Câu 2: Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao?
Trả lời:
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
-> Cái mo tre màu nâu, bao quanh cây măng lúc mới mọc như chiếc áo mà tre nhường cho con
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường
-> Măng khỏe khoắn, ngay thẳng, khảng khái, không chịu mọc cong
II. Hướng dẫn đọc diễn cảm
Đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc (ca ngợi cây tre Việt Nam) và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ.
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Lý thuyết Tiếng Việt 4: Tre Việt Nam. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.