Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Dương Nguyễn Văn học

"Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới".

Bàn về lao động nghệ thuật, Macxen-Pruxit cho rằng: Bằng hiểu biết về "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật hãy làm rõ quan niệm nghệ thuật của nhà văn.

3
3 Câu trả lời
  • Trang Nguyễn
    Trang Nguyễn

    Mác Xen-Pruxt cho rằng: "Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới". Mà văn nghệ thuật của văn học cũng vậy, văn chương luôn đòi hỏi những người nghệ sỹ biết đào sâu, tìm tòi, khơi những điều chưa ai khơi, và sáng tạo những điều chưa ai có. Sự lặp lại trong văn học chính là cái chết. Nếu tác phẩm của một người tạo ra từ một cái nhìn mới, một góc độ khác của vấn đề mà ta đặt ra thì người đó đã tạo ra được sự sáng tạo cho riêng mình. Đó là sự chiến thắng trên con đường nghệ thuật văn học.

    Ta có thế nhận ra, trong câu nói trên, "cuộc thám hiểm thực sự” cính là quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ và đầy bản lĩnh của nhà văn để sáng tạo nên tác phẩm đích thực. Họ luôn kiếm tìm những "vùng đất mới”, những hiện thực đời sống chưa được khám phá. Để có tể sáng tạ, khám phá, những nhà văn luôn cần có cái nhìn mới tư nhiều khía cạnh, "đôi mắt mới” về cái nhìn, cách cảm thụ con người và đời sống mới mẻ. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống.

    Mỗi nghệ sĩ nhìn nhận hiện thực và xây dựng trong tác phẩm của mình những địa hạt riêng biệt và độc đáo. Điều này phụ thuộc vào cách nhìn, vào quan điểm, vào tư tưởng, vào nhân sinh quan của người nghệ sĩ. Trong quá trình sáng tạo, người nghệ sĩ đánh giá cao vai trò của đôi mắt hơn là vai trò của đề tài. Đôi mắt là yếu tố đầu tiên, yếu tố quyết định của một tác phẩm. Đề tài là phạm vi hiện thực được người nghệ sĩ thể hiện trong tác phẩm của mình. Đề tài rất phong phú và đa dạng, bao nhiêu hiện tượng cuộc sống sẽ có bấy nhiêu đề tài. Nhưng hiện thực ấy được đưa lên trang viết như thế nào lại phụ thuộc vào sự nhìn nhận, đánh giá của người nghệ sĩ. Qua cách trình bày một hiện tượng, người đọc nhận ra quan điểm, lập trường, tư tưởng của người nghệ sĩ.

    Đề tài người lính luôn là một trong những đề tài được khai thác rộng rãi và sâu sắc qua nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng, nhà thơ Phạm Tiến Duật lại lựa chọn khai thác chất liệu hiện thực của đời sống chiến tranh: những chiếc xe không kính và phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe Trường Sơn. Bằng giọng điệu ngang tàng pha chất tinh nghịch, hóm hỉnh, phù hợp với đối tượng (lính lái xe) qua các dạng câu: giải thích, tự sự, câu ngắn, dài đa dạng, gần với lời nói bình thường nhưng rất giàu nhạc điệu, hình ảnh và cảm xúc. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, ngồn ngộn chất đời sống chiến trường khiến lời thơ giàu chất văn xuôi nhưng thú vị. Chất thơ toát lên từ hình tượng độc đáo – những chiếc xe trần trụi và tâm hồn trẻ trung, năng động, lãng mạn, yêu đời của người lính lái xe. Bài thơ góp phần tạo nên chất thơ mới, giọng điệu, thanh khí mới cho thơ ca chống Mĩ.

    Như vậy, vấn đề đôi mắt là vấn đề về cái nhìn, cách nhìn, là vấn đề quan điểm, lập trường, tư tưởng và cao hơn, nó biểu hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người nghệ sĩ. Đôi mắt quy định phạm vi hiện thực được biểu hiện trong tác phẩm. Cái quyết định tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm, giá trị của tài năng không phải ở đề tài. Vấn đề quan trọng là nhà văn phải có cái nhìn riêng, những khám phá riêng độc đáo về đề tài đó.

    Trả lời hay
    4 Trả lời 12/06/23
    • ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ
      0 Trả lời 12/06/23
      • Gấu Đi Bộ
        Gấu Đi Bộ

        1. Mở bài:

        - Mác-xen Pruxt từng nói: một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới.

        - Bài thở về Tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến DUật thể hiện sâu sắc lời nói của ông.

        2. Thân bài:

        a. Giải thích câu nói của Mác-xen Pruxt

        + “Cuộc thám hiểm thực sự”: Quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ và đầy bản lĩnh của nhà văn để sáng tạo nên tác phẩm đích thực.

        + “Vùng đất mới”: Hiện thực đời sống chưa được khám phá (đề tài mới).

        + “Đôi mắt mới”: Cái nhìn, cách cảm thụ con người và đời sống mới mẻ.

        → Ý nghĩa: Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống.

        b. Bàn luận ý kiến.

        - Mỗi nghệ sĩ nhìn nhận hiện thực và xây dựng trong tác phẩm của mình những địa hạt riêng biệt và độc đáo.

        - Để tạo nên tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà văn phải có tài năng, tâm huyết, có bản lĩnh và phải biết lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ

        - Trong quá trình sáng tạo, người nghệ sĩ đánh giá cao vai trò của đôi mắt hơn là vai trò của đề tài.

        + Đôi mắt là yếu tố đầu tiên, yếu tố quyết định của một tác phẩm.

        + Đề tài là phạm vi hiện thực được người nghệ sĩ thể hiện trong tác phẩm của mình.

        + Qua cách trình bày một hiện tượng, người đọc nhận ra quan điểm, lập trường, tư tưởng của người nghệ sĩ.

        - Dù viết về đề tài đã cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính khám phá, phát hiện, nhà thơ vẫn thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho tác phẩm giá trị sâu sắc.

        c. Phân tích, chứng minh qua tác phẩm văn học.

        Khai thác chất liệu hiện thực của đời sống chiến tranh: những chiếc xe không kính và phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe Trường Sơn.

        – Giọng điệu ngang tàng pha chất tinh nghịch, hóm hỉnh, phù hợp với đối tượng (lính lái xe) qua các dạng câu: giải thích, tự sự, câu ngắn, dài đa dạng, gần với lời nói bình thường nhưng rất giàu nhạc điệu, hình ảnh và cảm xúc.

        – Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, ngồn ngộn chất đời sống chiến trường khiến lời thơ giàu chất văn xuôi nhưng thú vị.

        – Chất thơ toát lên từ hình tượng độc đáo – những chiếc xe trần trụi và tâm hồn trẻ trung, năng động, lãng mạn, yêu đời của người lính lái xe.

        ⇒ Bài thơ góp phần tạo nên chất thơ mới, giọng điệu, thanh khí mới cho thơ ca chống Mĩ.

        3. Kết bài:

        - Như vậy, vấn đề đôi mắt là vấn đề về cái nhìn, cách nhìn, là vấn đề quan điểm, lập trường, tư tưởng và cao hơn, nó biểu hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người nghệ sĩ. 

        0 Trả lời 12/06/23

        Văn học

        Xem thêm