Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Điện hạ Văn học lớp 7

Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ sau

Câu 2 trang 48 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều

Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

(Đỗ Trung Lai)

3
3 Câu trả lời
  • Bé Cún
    Bé Cún

    Biện pháp tu từ so sánh “Khô gầy như mẹ” với hình ảnh người mẹ già gầy mòn đã mang đến tác dụng:

    - Miêu tả: gợi lên hình ảnh người mẹ già héo hắt, gầy guộc như miếng cau khô.

    - Biểu cảm: thể hiện tình cảm xót thương của người con khi thấy mẹ ngày một già đi. Trong hai câu thơ cuối, nhà thơ dùng động từ “nâng” thể hiện sự trân trọng và động từ “cầm” diễn tả sự dồn nén cảm xúc xót xa khi thấy hình ảnh gầy mòn của người mẹ thân yêu

    Trả lời hay
    1 Trả lời 17/08/22
    • Bắp
      Bắp

      Trong đoạn thơ có sử dụng hình ảnh so sánh: cau khô được ví như sự khô gầy của mẹ. Hình ảnh mẹ đặt song song với hình ảnh cau khô gợi lại trong chúng ta hình ảnh người mẹ gầy guộc, xanh xao cùng với làn da nâu ngăm ngăm và nhăn nheo. Hình ảnh so sánh nhẹ nhàng mà sao chua xót, đau đớn đến thế. Đọc những câu thơ mà lòng ta như thắt lại, rưng rưng. Người con nâng miếng cau khô trên tay như nhìn thấy hình ảnh khô gầy của mẹ mà xót xa “không cầm được lệ”. Một hình ảnh so sánh giản đơn mà có sức gợi và sức biểu cảm vô cùng lớn.

      Trả lời hay
      1 Trả lời 17/08/22
      • Bảo Bình
        Bảo Bình

        Cảm ơn nhé

        0 Trả lời 17/08/22

        Văn học

        Xem thêm