Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Địa Lý Lớp 9

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

Đề bài

Bài 2 trang 69 SGK Địa lí 9

3
3 Câu trả lời
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    - Nghề rừng phát triển nên độ che phủ rừng tăng lên và có tác dụng:

    + Hạn chế xói mòn đất.

    + Cải thiện điều kiện sinh thuỷ cho các dòng sông.

    + Điều tiết nguồn nước các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi. 

    + Cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ,... ổn định hơn.

    - Nghề rừng góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp. Do đó, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống cho đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện.

    Trả lời hay
    6 Trả lời 09/08/21
    • Người Dơi
      Người Dơi

      Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:

      - Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

      - Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…

      - Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

      - Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.

      Trả lời hay
      5 Trả lời 09/08/21
      • Bạch Dương
        Bạch Dương

        Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Do đó, việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:

        + Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.

        + Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.

        + Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.

        + Góp phần phát triển du lịch sinh thái.

        Trả lời hay
        3 Trả lời 09/08/21

        Địa Lý

        Xem thêm