Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Chuột Chít GDCD lớp 9

Nhận xét lời nói, hành động của các nhân vật trong hai trường hợp sau đây

Khám phá trang 25 GDCD 9 Cánh diều: Em hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1. Bạn N và bạn K cùng tham gia một dự án học tập, với đề tài: Khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực em đang sinh sống. Bạn N lên kế hoạch: “Bọn mình nên xây dựng mẫu phiếu để đi khảo sát, sau đó đi quan sát thực tế để lấy số liệu viết báo cáo” nhưng bạn K gạt đi: “không cần phải phiền phức thế, lấy tư liệu trên mạng xã hội để viết báo cáo là đủ rồi, bây giờ ở đâu mà chẳng ô nhiễm, cứ kết luận ô nhiễm là được".

Trường hợp 2. Vào dịp nghỉ hè, bạn M rất hay về quê. Ở quê có nhiều chỗ vui chơi, lại được ông bà chiều chuộng. Mỗi lần về, M rất thích chơi với chị họ cùng trạc tuổi. Tuy nhiên, thường chỉ chơi được một lúc là lại xảy ra mâu thuẫn, khi thì tranh giành đồ ăn, lúc thì tranh giành đồ chơi, chỗ chơi, thậm chí còn giành tối được ngủ với bà. Những lúc như vậy, bà của M lại yêu cầu chị họ nhường cho M và giải thích: "Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng".

a. Em hãy nhận xét lời nói, hành động của các nhân vật trong hai trường hợp trên

b. Nếu là N, em sẽ thuyết phục bạn K như thế nào?

c. Dựa trên nguyên tắc khách quan và công bằng, em hãy đề xuất một số cách giải quyết khúc mắc giữa bạn M và người chị họ.

3
3 Câu trả lời
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    a.

    - Trường hợp 1.

    + Bạn N có tinh thần tích cực học tập và tôn trọng sự khách quan khi nhìn nhận, đánh giá các sự kiện, hiện tượng.

    + Bạn K có thái độ và hành vi thiếu khách quan trong quá trình xây dựng kế hoạch khảo sát về mức độ ô nhiễm môi trường tại địa phương. Nếu thực hiện theo ý tưởng “bịa số liệu” này của K, thì kết quả khảo sát của nhóm sẽ không sát với thực tế, từ đó, nhóm bạn sẽ không đề ra được những giải pháp phù hợp giúp cải thiện chất lượng môi trường sống ở địa phương.

    - Trường hợp 2.

    + Bà của bạn M đã có thái độ và hành động thiếu sự công bằng, khi bà yêu cầu chị họ phải nhường nhịn M mỗi khi xảy ra mâu thuẫn, lý do bà đưa ra là: "Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng".

    + Thái độ và hành động thiếu công bằng của bà có thể dẫn tới tình trạng: làm tổn thương và rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

    b. Nếu là N, em sẽ thuyết phục K rằng: “chúng ta nên trung thực, khách quan trong quá trình làm khảo sát. Nếu như mình tham khảo số liệu trên mạng, thì kết quả khảo sát không đúng với tình hình thực tiễn của địa phương mình.Kết quả khảo sát sai lệch, thì làm sao chúng ta có thể đề ra giải pháp khắc phục phù hợp được. Vậy nên, chúng mình cùng nhau cố gắng hoàn thành tốt bài khảo sát này nhé”.

    c. Để giải quyết khúc mắc giữa bạn M và người chị họ, theo em, mỗi khi giữa hai bạn xảy ra mâu thuẫn, bà/ người thân cần phải:

    + Tìm hiểu rõ nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn.

    + Phân tích, chỉ ra những lỗi sai, thiếu sót của mỗi người (nếu có).

    + Luôn giữ thái độ bình tĩnh, công tâm, không thiên vị.

    0 Trả lời 2 giờ trước
    • Biết Tuốt
      Biết Tuốt

      a. Nhận xét lời nói, hành động của các nhân vật

      Trường hợp 1:

      - Bạn N có lời nói và hành động hợp lí và khoa học. Việc xây dựng mẫu phiếu khảo sát thực tế sẽ giúp báo cáo có tính chính xác cao và phản ánh đúng thực trạng

      - Bạn K có hành động và quan điểm chưa đúng đắn. Việc lấy tư liệu trên mạng xã hội có thể thiếu chính xác dẫn đến kết luận không khoa học.

      Trường hợp 2:

      - Việc tranh giành với chị họ của bạn M là hành động không tốt. Điều này thể hiện sự thiếu chia sẻ và hòa hợp trong quan hệ gia đình

      - Việc chị họ nhường M theo yêu cầu của bà là biểu hiện của lòng yêu thương và sự nhường nhịn. Tuy nhiên, nếu điều này diễn ra thường xuyên, chị họ có thể cảm thấy không công bằng

      - Bà của M yêu cầu chị họ nhường M vì em ở xa lâu ngày mới về là hợp lí từ quan điểm tình cảm. Tuy nhiên hành động này về lí chưa hoàn toàn phù hợp, thể hiện sự thiếu công bằng

      b. Nếu là N, em sẽ thuyết phục K như sau: "K, mình hiểu là lấy tư liệu trên mạng xã hội có vẻ nhanh và tiện lợi, nhưng mình nghĩ rằng việc khảo sát thực tế sẽ giúp chúng ta có những số liệu chính xác và đáng tin cậy hơn. Điều này không chỉ giúp báo cáo của chúng ta chân thực và thuyết phục, mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình trạng môi trường tại địa phương. Việc trực tiếp đi quan sát và thu thập số liệu cũng là một cơ hội để chúng ta học hỏi và trải nghiệm thực tế. Mình tin rằng với phương pháp này, báo cáo của chúng ta sẽ có giá trị hơn rất nhiều."

      c. Đề xuất cách giải quyết khúc mắc giữa bạn M và chị họ

      - Cả hai nên cùng thống nhất, phân chia thời gian và đồ chơi, đồ ăn một cách hợp ló

      - Khi xảy ra mâu thuẫn, cả hai nên ngồi lại và nói chuyện thẳng thắn với nhau về mong muốn và nhu cầu của mình.

      - Cả M và chị họ cần học cách chia sẻ và nhường nhịn lẫn nhau.

      - Bà nên hướng dẫn cả hai cách chia sẻ và giải quyết mâu thuẫn một cách công bằng, không nên thiên vị ai.

      0 Trả lời 2 giờ trước
      • Bắp
        0 Trả lời 2 giờ trước

        GDCD

        Xem thêm