Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Sunny Văn học

Nhận xét về cách kết thúc truyện và lời bình của người kể chuyện ở cuối văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản viên

3
3 Câu trả lời
  • ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ
    ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ

    Mình thấy ở bài https://vndoc.com/soan-bai-chuyen-chuc-phan-su-den-tan-vien-lop-12-chan-troi-sang-tao-321355 này có đáp án nè

    0 Trả lời 15:33 30/07
    • Vịt Con
      Vịt Con

      Cách kết thúc của truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” và lời bình của người kể chuyện ở cuối văn bản mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đoạn kết thể hiện triết lí dân gian “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, gieo gió gặp bão”, qua đó khẳng định công lý luôn chiến thắng và cái ác sẽ bị trừng trị. Ngô Tử Văn, với lòng cương trực và khẳng khái, đã được ca ngợi và nhận sự công nhận xứng đáng thông qua việc được phong chức phán sự.

      Lời bình cuối cùng của người kể chuyện nhấn mạnh đến lòng dũng cảm và bản lĩnh của con người trong việc đấu tranh chống lại cái ác. Nó cũng phản ánh quan điểm của tác giả về việc không nên sợ hãi trước khó khăn và thách thức, mà phải kiên định đấu tranh vì lẽ phải và công lý. Đây là thông điệp mạnh mẽ về việc giữ vững tinh thần và khí phách, không chỉ trong văn học mà còn trong cuộc sống thực tế.

      0 Trả lời 15:33 30/07
      • Ẩn Danh
        Ẩn Danh

        Kết thúc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thể hiện một cách sâu sắc triết lí dân gian ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, gieo gió gặt bão. Kẻ gian trá, xấu xa như hồn ma tướng giặc họ Thôi đã phải chịu tội còn người cương trực, khẳng khái như Ngô Tử Văn xứng đáng được muôn đời ngợi ca. Lòng cảm phục và thái độ ngợi ca của Nguyễn Dữ đã được thể hiện một cách trực tiếp trong lời bình ngay sau kết thúc truyện. Theo ông, con người sống trên đời không sợ “cứng quá thì gãy” mà chỉ sợ không thể cứng được. Ngô Tử Văn một kẻ sĩ nước Vỉệt là người đã luôn giữ cho mình sự cứng cỏi để vượt qua mọi thế lực phi nghĩa. Cũng từ nhân vật này, người đọc có thể thấy Nguyễn Dữ rất đề cao sự cứng cỏi trong nhân cách kẻ sĩ. Thực ra đã là trí thức thì cần rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Quan niệm của Nguyễn Dữ về nhân cách kẻ sĩ không phải không đúng nhưng có lẽ chưa đầy đủ, trọn vẹn. Nếu kẻ sĩ lức nào cũng cứng quá thì chắc chắn cũng sẽ cổ lúc phải gãy.

        Có khi sức hấp dẫn của những câu chuyện lại ở kết thúc giàu ý nghĩa. Viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ không chỉ làm người đọc hài lòng bởi một kết thúc có hậu mà còn khiến chúng ta phải có những giây phút lắng lại để chiêm nghiệm về ý nghĩa của kết thúc đó.

        0 Trả lời 15:34 30/07

        Văn học

        Xem thêm