Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 5 Chân trời sáng tạo

Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 5 Chân trời sáng tạo gồm các môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Mĩ thuật giúp thầy cô tham khảo, tổng hợp và tích lũy được kiến thức trong quá trình tập huấn sách giáo khoa lớp 5.

Nhật kí tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 5

UBND HUYỆN ……
TRƯỜNG TH ……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

- Họ và tên giáo viên:……..

- Gv giảng dạy khối: 5

* Quá trình tự bồi dưỡng: Từ .... tháng ... đến .. tháng ... năm 2024

Tập huấn Chương trình thay sách giáo khoa lớp 5 bộ sách Chân trời sáng tạo gồm các môn:

  • Môn Tiếng việt 5
  • Môn Toán 5
  • Môn Hoạt động trải nghiệm 5
  • Môn Đạo đức 5
  • Môn Khoa học 5
  • Môn Lịch sử - Địa 5
  • Môn Công nghệ 5
  • Môn Mĩ thuật 5

I. MÔN TIẾNG VIỆT

* Xem video giới thiệu môn Tiếng Việt

1. Quan điểm soạn sách

a) Quan điểm giao tiếp

SGK Tiếng Việt 5,bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo nguyên tắc đảm bảo:

(1) Sự phù hợp giữa CT, SGK với cách thức học tập, khả năng học tập của HS;

(2) Sự phù hợp với đặc tính cá nhân của HS khi tham gia vào quá trình dạy học ngôn ngữ;

(3) Việc tạo môi trường ngôn ngữ chân thật giúp HS hình thành và phát triển năng lực đọc, viết, nói và nghe.

SGK Tiếng Việt 5 tập trung hình thành năng lực giao tiếp tiếng Việt cho HS; tổ chức các hoạt động đọc, viết, nói, nghe có mục đích giao tiếp; tổ chức bài học thành chuỗi hệ thống hoạt động/ BT; dạy học kĩ năng ngôn ngữ gắn liền ngữ cảnh chân thực với HS; công nhận, khai thác, vận dụng kinh nghiệm ngôn ngữ, xã hội của HS; ưu tiên việc dạy ý nghĩa của ngôn từ hơn dạy cấu trúc, hình thức ngôn ngữ.

b) Quan điểm tích hợp

Để đảm bảo quan điểm tích hợp trong việc biên soạn, nhóm TG biên soạn SGK

Tiếng Việt 5 tuân thủ năm vấn đề sau:

  • Tích hợp dạy học bốn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
  • Tích hợp dạy ngôn ngữ và dạy văn chương nhằm bồi dưỡng các phẩm chất, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
  • Tích hợp dạy các giá trị văn hoá, giáo dục, phát triển nhân cách.
  • Tích hợp phát triển ngôn ngữ và tư duy.
  • Tích hợp dạy Tiếng Việt với các môn học và hoạt động giáo dục khác.

SGK Tiếng Việt 5, bộ sách Chân trời sáng tạo gia tăng tỉ lệ các văn bản thông tin với các thể loại cơ bản:

  • Văn bản thông tin khoa học thường thức.
  • Văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên.
  • Văn bản giới thiệu sách, phim.
  • Chương trình hoạt động; quảng cáo.

Các thể loại văn bản trên góp phần giúp HS nâng cao năng lực đọc hiểu các thể loại văn bản thông tin bên cạnh văn bản văn chương.

2. Cấu trúc chung

Theo quy định của CT giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn, môn Tiếng Việt cấp Tiểu học, SGK Tiếng Việt 5, bộ sách Chân trời sáng tạo biên soạn cho 35 tuần thực học, mỗi tuần 7 tiết, tổng cộng 245 tiết, chia thành 2 tập:

  • Tập một: dành cho học kì I, gồm 18 tuần với 16 tuần dạy bài mới (4 chủ điểm), 1 tuần ôn tập, đánh giá giữa học kì và 1 tuần ôn tập, đánh giá cuối học kì.
  • Tập hai dành cho học kì II, gồm 17 tuần với 15 tuần dạy bài mới (4 chủ điểm), 1 tuần ôn tập, đánh giá giữa học kì và 1 tuần ôn tập, đánh giá cuối năm học.

Mỗi tập sách gồm Kí hiệu dùng trong sách, Lời nói đầu (tập một), Mục lục và các bài học được sắp xếp theo chủ điểm. Cuối sách có bảng Một số thuật ngữ dùng trong sách và Bảng tra cứu tên riêng nước ngoài.

3. Cấu trúc chủ điểm.

- Về thời lượng: Mỗi chủ điểm gồm 4 tuần học, mỗi tuần 7 tiết (riêng chủ điểm 8 gồm 3 tuần học). Tuỳ theo kế hoạch dạy học, nhà trường có thể dạy từ 1 - 2 tiết trong một buổi hoặc một ngày. Cũng tuỳ theo kế hoạch dạy học, nhà trường có thể xếp thêm 1 - 2 tiết/ tuần dành cho thực hành, ôn luyện, tạo điều kiện cho HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.

- Về số bài và kiểu bài: Mỗi chủ điểm có 8 bài đọc hiểu (riêng chủ điểm 8 có 6 bài đọc hiểu), kèm theo là những nội dung thực hành luyện tập các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Mỗi bài gồm ba hoạt động chính: Khởi động, Khám phá và luyện tập, Vận dụng.

- Về loại thể văn bản: Mỗi chủ điểm có 8 văn bản, tạo thành hai vòng lặp về văn bản

lần lượt tương ứng với từng thể loại: truyện, thông tin (hoặc miêu tả), thơ, miêu tả (hoặc thông tin).

4. Cấu trúc bài học.

a) Cấu trúc các bài học trong mỗi chủ điểm

SGK Tiếng Việt 5, bộ sách Chân trời sáng tạo gồm 8 chủ điểm. Mỗi chủ điểm có 8 bài học. Trong đó, các bài lẻ (bài 1, bài 3, bài 5 và bài 7) được phân bố trong 4 tiết, các bài chẵn (bài 2, bài 4, bài 6 và bài 8) được phân bố trong 3 tiết (chủ điểm 8 có 6 bài học cũng được phân bố theo quy tắc trên). Theo đó, cấu trúc bài học trong mỗi chủ điểm cũng tạo thành hai vòng lặp: bài 1 có cấu trúc giống bài 5, bài 2 có cấu trúc giống bài 6, bài 3 có cấu trúc giống bài 7, bài 4 có cấu trúc giống bài 8.

Nhật kí tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 5

b) Cấu trúc các bài ôn tập, đánh giá định kì

SGK Tiếng Việt 5 thiết kế 4 tuần ôn tập, đánh giá định kì gồm ôn tập, đánh giá giữa và cuối mỗi học kì. Các tuần học này được thiết kế với mục đích hỗ trợ HS ôn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cũng như các kiến thức tiếng Việt. Qua đó, giúp các em củng cố và phát triển các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tiếp tục hướng đến việc bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Thêm vào đó, cuối mỗi tuần ôn tập, đánh giá định kì còn có nội dung Đánh giá định kì như một phương án cho GV tham khảo để tổ chức đánh giá định kì cho HS.

Mỗi tuần ôn tập, đánh giá định kì gồm 7 tiết, được phân bố như sau:

Nhật kí tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 5

5. Những điểm nổi bật trong sách Tiếng Việt

a) Kết nối, kế thừa Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 3 và Tiếng Việt 4, bộ sách Chân trời sáng tạo

Theo định hướng đổi mới được quy định trong CT giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn, SGK Tiếng Việt 5chuyển tải những thành tựu giáo dục hiện đại qua các bài học, các chủ điểm với những tên gọi gần gũi, thân thuộc với HS, lấy HS làm trung tâm, phát triển và mở rộng dần theo vòng tròn đồng tâm kiểu “lốc xoáy”

Mặt khác, các nội dung giáo dục về sự chia sẻ, về những nét đẹp của văn hoá, phong tục tập quán được bố trí, sắp xếp hài hoà gần như trùng với các dịp lễ tết, các hoạt động văn hoá, giáo dục.

Tiếp tục kế thừa và phát triển các đặc điểm về cấu trúc và nội dung tư tưởng, quan điểm biên soạn và triết lí giáo dục đã được khẳng định ở Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 3 và Tiếng Việt 4.

Ngoài ra, các chủ điểm của SGK Tiếng Việt 5 được kế thừa và phát triển trên cơ sở SGK

Tiếng Việt 1, SGK Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 3và SGK Tiếng Việt 4. Sự kế thừa này thể hiện rõ nguyên tắc đồng tâm xuyên suốt bộ sách. Đồng thời tạo điều kiện giúp GV và HS sử dụng SGK Tiếng Việt 5 hiệu quả hơn.

b) Thiết kế nội dung theo mạch chủ điểm

Nội dung ngữ liệu để hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực được thiết kế thành các chủ điểm với năm nội dung lớn theo mạch nhìn từ bản thân HS mở rộng ra thế giới xung quanh. Cụ thể như sau:

  • Bản thân
  • Gia đình
  • Trường học - Bạn bè
  • Thiên nhiên - Quê hương - Đất nước
  • Thế giới

Năm nội dung trên tương ứng và tích hợp hàng ngang với nội dung của các môn học khác như Lịch sử và Địa lí, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật, Âm nhạc,…

c) Thiết kế chủ điểm, bài học theo nguyên tắc liên kết, tích hợp

Mỗi chủ điểm/ bài học đều được xây dựng theo một cấu trúc khép kín, liên kết, tích hợp theo cả trục ngang và trục dọc các nội dung, kĩ năng trong từng tuần học, bài đọc và BT, đảm bảo liên kết giữa các tuần trong một mạch nội dung, và giữa các nội dung lớn với nhau.

d) Thiết kế các hoạt động rèn luyện kĩ năng trên cơ sở đặc điểm tâm lí nhận thức của học sinh

Các hoạt động hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói và nghe được thiết kế, tính toán theo ma trận đảm bảo tính tiến trình theo hướng tăng dần về số lượng, chất lượng.

e) Thiết kế quy trình khép kín cho các hoạt động rèn luyện và phát triển kĩ năng

Bên cạnh việc chú ý tính tích hợp, liên kết chặt chẽ giữa ngữ liệu đọc với việc phát triển các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết, mỗi kĩ năng riêng biệt còn được chú ý thiết kế theo một quy trình hướng dẫn quá trình nhận thức khép kín cho người học nhằm đảm bảo tính phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS, tính trọn vẹn của một kĩ năng, hướng đến việc HS tự khám phá, tự làm chủ quy trình thực hiện một kĩ năng ngôn ngữ.

6. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá

Đánh giá trong môn Ngữ văn thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

a) Đánh giá thường xuyên: được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do GV môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau, HS tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, GV có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về HS, việc HS trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập (BT) nghiên cứu,...

b) Đánh giá định kỳ: được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển CT, tài liệu học tập. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong CT. Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện. Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,...); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của HS, khắc phục tình trạng HS chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.

* Xem sách bài tập; sách giáo viên; sách học sinh, tư liệu bồi dưỡng GV.

II. MÔN TOÁN

* Xem video giới thiệu môn Toán

1. Quan điểm tiếp cận, biên soạn sách

a) Bộ sách tiếp cận người học theo “cách học sinh học toán”

- Phù hợp với quá trình nhận thức: Trực quan sinh động - Tư duy trừu tượng - Thực tiễn.

- Phù hợp với đặc điểm tâm lí của HS Tiểu học:

  • Hình thức thể hiện: màu sắc, hình ảnh gần gũi với HS, các tình huống được chuyển tải khéo léo bằng hình ảnh dễ dàng lôi cuốn HS vào hoạt động học tập.
  • HS Tiểu học tiếp nhận kiến thức theo cách “mưa dầm thấm đất”, bộ sách giáo khoa (SGK) chủ trương giới thiệu các nội dung toán theo cách thức “lát nền”, nghĩa là các kiến thức, kĩ năng bộ phận thường được giới thiệu sớm (trước khi chính thức giới thiệu nội dung chính) nhằm mục đích:
  • Tạo điều kiện để các kiến thức, kĩ năng được lặp lại nhiều lần.
  • Tạo nhiều cơ hội để HS làm quen và thực hành, hình thành các ý tưởng. Khi

chính thức học nội dung đó, các ý tưởng sẽ được kết nối một cách hoàn chỉnh. Lúc này bài học mang tính hệ thống và hoàn thiện các kiến thức, kĩ năng đã học.

b) Quán triệt tinh thần “toán học cho mọi người”

  • Mỗi bài học ưu tiên để HS tiếp cận, tìm tòi, khám phá, không áp đặt khiên cưỡng.
  • SGK cung cấp các giải pháp khác nhau, HS có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với sở thích, năng lực để thực hiện nhiệm vụ học tập.

c) Chú trong việc trả lời câu hỏi “Học toán để làm gì?”

Các hoạt động trong bài học tập trung vào việc hiểu được tại sao làm như vậy, không chỉ dừng lại ở việc tính toán. Học toán để giải quyết các vấn đề đơn giản của thực tế cuộc sống. Học toán để biết yêu thương, chia sẻ.

2. Những điểm nổi bật trong sách Toán

Với quan điểm quán triệt các quy định của chương trình môn học, kế thừa và phát huy ưu điểm SGK hiện hành cũng như các bộ sách SGK trước đó, bộ sách tiếp thu có chọn lọc các thành tựu khoa học giáo dục của các nước tiên tiến.

- SGK cung cấp đầy đủ các nội dung tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học định hướng phát triển năng lực, phẩm chất và tích hợp

- Bộ sách tiếp cận người học theo “cách học sinh học toán” - phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân, quán triệt tinh thần “toán học cho mọi người”.

- Với quan điểm: HS Tiểu học tiếp nhận kiến thức theo cách “mưa dầm thấm đất”, bộ SGK chủ trương giới thiệu các nội dung toán theo cách thức “lát nền”

- Các kiến thức, kĩ năng bộ phận thường được giới thiệu sớm (trước khi chính thức giới thiệu nội dung chính) nhằm mục đích:

  • Tạo điều kiện để các kiến thức, kĩ năng được lặp lại nhiều lần.
  • Lúc này, bài học mang tính hệ thống và hoàn thiện các kiến thức, kĩ năng đã học.

- Các nội dung thể hiện trong SGK tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học giáo dục của các nước tiên tiến.

- Hình thức thể hiện: màu sắc, hình ảnh gần gũi với HS, các tình huống được chuyển tải khéo léo bằng hình ảnh dễ dàng lôi cuốn HS vào hoạt động học tập.

Còn tiếp, mời các bạn tải về!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm