Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Người Sắt Địa Lý Lớp 12

Những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa

Hãy nêu những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa

3
3 Câu trả lời
  • Cự Giải
    Cự Giải

    Những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là:

    – Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

    + Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá

    + Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở.

    + Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô.

    + Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

    – Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

    + Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông.

    + Rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

    – Sinh vật nhiệt đới hình thành một số dạng địa hình đặc biệt : đầm lầy than bùn (U Minh), bãi triều đước – vẹt (Cà Mau), các bờ biển san hô.

    - Sông ngòi:

    + Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Con sông có chiều dài hơn 10 km, nước ta có 2.360 con sông. Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửa sông.

    + Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.

    + Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. Chế độ mưa thất thường cũng làm cho chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng thất thường.

    Trả lời hay
    2 Trả lời 06/12/21
    • Người Dơi
      Người Dơi

      Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện bằng sự xâm thực rất mạnh mẽ ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông:

      - Địa hình xâm thực mạnh ở đồi núi:

      + Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ đất bị sói mòn rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.

      + Ở vùng đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô...

      + Các vùng thềm phù sa bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

      - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

      0 Trả lời 06/12/21
      • Bơ

        Mình thấy trong bài Giải bài tập SGK Địa lý 12 bài 6 có đáp án đó bạn

        0 Trả lời 06/12/21

        Địa Lý

        Xem thêm