Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Bánh Tét Văn học

Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận

(ý thức về cái tôi, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,...).

3
3 Câu trả lời
  • Gấu chó
    Gấu chó

    Bạn tham khảo đáp án ở bài này nè https://vndoc.com/soan-bai-luu-biet-khi-xuat-duong-lop-12-canh-dieu-321753

    0 Trả lời 15:16 07/08
    • Minh Thong Nguyen ...
      Minh Thong Nguyen ...

      - ý thức về cái tôi : ý thức được về vị trí, vai trò của mình trong cuộc đời, trong lịch sử. Trong cuộc đời phải nhận thức trách nhiệm bản thân, ý thức cá nhân về nghĩa vụ của một nam nhân và cũng là của một công dân đối với đất nước bị ngoại xâm

      - Quan niệm về vinh nhục: Trong một trăm năm hữu hạn ấy, người nam nhi phải thực hiện được chí làm trai và cũng trong ngàn năm sau đó phải để lại được tiếng thơm cho đời. Ấy là vinh, một nam nhi nhưng khi đất nước bị xâm chiếm lại lẩn tránh, bất lực, chỉ biết xót than mà không có hành động thiết thực, cuộc đời để số phận quyết định thì đó là nhục.

      - Từ bỏ cái lỗi thời, hướng tới cái tiên tiến, đổi mới. Sách Thánh Hiền còn đó nhưng không thể đấu lại súng đạn quân thù. Vì vậy có học cũng không ích gì, cần phải bước ra khuôn khổ tìm kiếm con đường mới. Từ đó có thể thấy một tư tưởng vô cùng tiến bộ của Phan Bội Châu - một nhà Nho vốn đề cao tư tưởng Nho giáo.

      0 Trả lời 15:16 07/08
      • Mèo Ú
        Mèo Ú

        - Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc

        + Tư tưởng “trăm năm cần có tớ” : khẳng định giá trị cá nhân và khát khao đóng góp cho đất nước.

        + Câu hỏi tu từ “há không ai”: thể hiện khát vọng ra đì tìm đường cứu nước; nhắn nhủ, gửi gắm tới các thế hệ sau

        → Ý thức về cái tôi: trách nhiệm, sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó

        - Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ:

        + “Non sông đã mất sống thêm nhục”

        - Nhận thức về tình trạng của đất nước hiện nay: Triều đại phong kiến đã suy sụp, đổ nát, khi mà cả vua lẫn quan ai nấy đều hèn nhát, sợ sệt, chỉ ham vinh hoa phú quý mà chấp nhận để kẻ thù chà đạp đất nước.

        → Thể hiện quan niệm về vinh nhục: Đối với một nhà nho yêu nước, sự suy sụp, đớn đau của dân tộc và sự ngang tàn của thực dân là một nỗi nhục nhã vô cùng

        + “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”

        - Nhận thức về sự lỗi thời và lạc hậu của nền Nho học: Trong giờ phút này, việc học Tam tự kinh, Luận ngữ hay các triết lý Nho học không thể đấu lại với súng đạn của kẻ thù, không thể vực dậy đất nước bằng lối tư duy cứng nhắc, thiếu linh hoạt ấy nữa.

        → Thái độ dứt khoát từ bỏ cái cũ, lạc hậu lỗi thời để tiến đến với một tư tưởng mới, đặt những bước đi đầu tiên trên con đường cứu nước theo khuynh hướng tư bản.

        → Thể hiện quan niệm sống mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ.

        0 Trả lời 15:17 07/08

        Văn học

        Xem thêm