Phương trình ion rút gọn Fe2(SO4)3 + NaOH
Phương trình ion thu gọn
Phương trình ion rút gọn Fe2(SO4)3 + NaOH được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết phương trình phân tử của phản ứng cũng như phương trình ion Fe2(SO4)3 phản ứng NaOH. Hy vọng qua tài liệu giúp bạn học sinh hoàn thành tốt.
>> Mời các bạn tham khảo một số phương trình ion thu gọn liên quan:
- Phương trình ion rút gọn MgCl2 + KNO3
- Phương trình phân tử và ion rút gọn BaCl2 + H2SO4
- Phương trình ion rút gọn H3PO4 + Ca(OH)2
- Phương trình phân tử và ion rút gọn AgNO3 + NaCl
- Phương trình ion rút gọn (NH4)2SO4 + Ba(OH)2
Viết phương trình phân tử và ion rút gọn Fe2(SO4)3 + NaOH
Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch Fe2(SO4)3 sẽ tạo thành phương trình phản ứng.
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
Fe2(SO4)3 và NaOH là các chất dễ tan và phân li mạnh
Fe2(SO4)3→ 2Fe3+ + 3SO42−
NaOH → Na+ + OH-
Trong dung dịch các ion Fe3+ sẽ kết hợp với ion OH- tạo thành chất kết tủa Fe(OH)3
Phương trình ion thu gọn
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
Nội dung bài tập chính là Bài 5 trang 20 sgk hóa 11
Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các cặp chất sau:
a) Fe2(SO4)3 + KOH
b) NaCl + AgNO3
c) FeS (r) + HCl
d) KHCO3 + KOH
Đáp án hướng dẫn giải
a) Fe2(SO4)3 + 6KOH → 2Fe(OH)3↓ + 3K2SO4
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
b) NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓
Cl- + Ag+ → AgCl↓
c) FeS(r) + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑
FeS(r) + 2H+ → Fe2+ + H2S↑
d) KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O
H+ + OH- → H2O
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Phản ứng hóa học nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion?
A. Fe + 2HCl → FeCl2+ H2.
B. Zn + CuSO4 → Cu + FeSO4.
C. H2+ Cl2 → 2HCl.
D. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
Phản ứng hóa học là phản ứng trao đổi ion là NaOH + HCl → NaCl + H2O.
Loại A. Fe + 2HCl → FeCl2+ H2 là phương trình phản ứng thế
Loại B. Zn + CuSO4 → Cu + FeSO4 là phương trình phản ứng thế
C. H2+ Cl2 → 2HCl.
Câu 2. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi ion?
A. MgSO4+ BaCl2→ MgCl2 + BaSO4.
B. HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3.
C. 2NaOH + CuCl2→ 2NaCl + Cu(OH)2.
D. Cu + 2AgNO3→ Cu(NO3)2 + 2Ag.
Phản ứng không phải là phản ứng trao đổi ion Cu + 2AgNO3→ Cu(NO3)2 + 2Ag vì Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó các chất trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, tạo ra các sản phẩm mới.
Câu 3. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi?
A. CuSO4 + KI →
B. CuSO4 + K2SO3 →
C. Na2CO3 + CaCl2→
D. CuSO4 + BaCl2 →
Câu 4. Phương trình ion rút gọn không đúng là
A. H++ HSO3- → H2O + SO2.
B. Fe2+ + SO42- → FeSO4.
C. Mg2++ CO32- →MgCO3.
D. NH4+ + OH- → NH3 + H2O.
Câu 5. Phản ứng hóa học sau: 2HNO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2H2O có phương trình ion rút gọn là
A. H3O++ OH-→2H2O.
B. 2H+ + Ba(OH)2 → Ba2+ + 2H2O.
C. H++ OH-→ H2O.
D. 2HNO3 + Ba2+ + 2OH- → Ba(NO3)2 + 2H2O.
Câu 6. Phương trình ion rút gọn H+ + OH- → H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hoá học nào dưới đây?
A. HCl + NaOH →H2O + NaCl.
B. NaOH + NaHCO3→ H2O + Na2CO3.
C. H2SO4 + BaCl2→ 2HCl + BaSO4.
D. Câu A và B đúng.
Câu 7. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi?
A. FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O.
B. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O.
C. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl.
D. 2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2+ 4H2O.
Phản ứng: 2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2+ 4H2O là phản ứng oxi hóa khử, không phải pư trao đổi, vì số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng thay đổi
Câu 8. Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. H2SO4 và Cu(NO3)2
B. FeCl3 và KNO3
C. NaOH và NaNO3
D. CuCl2 và NaOH
A có H2SO4 không phản ứng với Cu(NO3)2 nên cùng tồn tại
B có FeCl3 không phản ứng với KNO3 nên cùng tồn tại
C có NaOH không phản ứng với NaNO3 nên cùng tồn tại
D không cùng tồn tại trong một dung dịch do có phản ứng: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl
Câu 9. Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Na+,Cl- , HSO4-, Cu2+.
B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.
C. Ag+, Ba2+, NO3-, OH-.
D. H+ , NH4+, Fe2+, NO3-.
Na+,Cl- , HSO4-, Cu2+ tồn tại trong cùng dung dịch
K+, OH-, Ba2+, HCO3- xảy ra phản ứng
HCO3− + OH− → CO32−, Ba2+ + CO32−→ BaCO3↓ → loại
* Ag+, Ba2+, NO3-, OH- xảy ra phản ứng
Ag+ + 2OH− → Ag2O↓+ H2O → loại
* H+ , NH4+, Fe2+, NO3- xảy ra phản ứng
3Fe2+ + 4H+ + NO3−→3Fe3+ + NO↑ + 2H2O → loại
Câu 10. Dãy gồm các chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch:
A. H2SO4, Na2CO3, BaCl2, Na2SO4
B. H2SO4, HCl, NaCl, NaNO3
C. Ba(OH)2, NaNO3, Na2CO3, BaCl2
D. NaOH, NaNO3, Na2CO3, HCl
Dãy gồm các chất có thể cùng tồn tại trong 1 dung dịch là các chất không phản ứng được với nhau
A sai vì BaCl2 có thể tác dụng với Na2SO4; Na2CO3 có thể tác dụng với H2SO4
C sai vì Na2CO3 có thể tác dụng với BaCl2
D sai vì HCl có thể tác dụng với NaOH và Na2CO3
Câu 11. Nhận định đúng về phản ứng điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng
NaNO3 + H2SO4 → HNO3 + NaHSO4.
A. có thể dùng axit sunfuric loãng.
B. có thể thay thế natri nitrat bằng kali nitrat.
C. axit nitric thu được ở dạng lỏng không cần làm lạnh.
D. đây là phản ứng oxi hóa khử.
A sai vì không thể dùng axit sunfuric loãng.
B đúng vì có thể thay thế natri nitrat bằng kali nitrat.
C sai vì axit nitric dễ bay hơi nên thu được hơi HNO3.
D sai vì đây là phản ứng trao đổi vì không làm thay đổi số oxi hóa.
.....................................................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương trình ion rút gọn Fe2(SO4)3 + NaOH. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.