Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương trình ion rút gọn MgCl2 + KNO3

Phương trình ion rút gọn MgCl2 + KNO3 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phương trình ion thu gọn MgCl2 + KNO3, cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết bài tập liên quan đến viết Phương trình ion rút gọn. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

>> Mời các bạn tham khảo một số phương trình liên quan:

Phương trình phân tử và ion rút gọn MgCl2 + KNO3

Phương trình MgCl2 + KNO3 không xảy ra phản ứng vì

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí.

Phản ứng này không thỏa mãn điều kiện trên, do đó không xảy ra.

Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra

Hai chất tham gia phản ứng: đều là dung dịch (nếu là chất không tan thì chỉ tác dụng với axit).

Sản phẩm: có ít nhất một chất kết tủa hoặc bay hơi.

Ví dụ:

ZnSO4 + 2KOH → Na2SO4 + Zn(OH)2

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 ↑ + H2O

MgCl2 + KNO3: Phản ứng không xảy ra.

Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Ví dụ: H2SO4 + 2KOH →K2SO4 + 2H2O

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:

a) Fe2(SO4)3 + NaOH

b) NH4Cl + AgNO

c) NaF + HCl

d) MgCl2 + KNO3

e) FeS + HCl

g) HClO + KOH

Hướng dẫn trả lời nội dung câu hỏi 

a)  Fe2(SO4)3 + 6 NaOH → 2 Fe(OH)3 + 3 Na2SO4

2Fe3+ + 3SO42− + 6Na+ + 6OH→ 2Fe(OH)3 ↓+6Na+ + 3SO42−

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

b) NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓

NH4+ + Cl- + Ag+ + NO3- → NH4+ + NO3- + AgCl↓

Cl + Ag+ → AgCl↓

c)  NaF + HCl → NaCl + HF ↑

Na+ + F- +  H+ + Cl- → Na+ + Cl- + HF ↑

H + + F - → HF ↑

d) Không xảy ra phản ứng

e)  FeS (r) + 2HCl → FeCl2 + H2S

FeS (r) + 2H+ + Cl- → Fe2+ + 2Cl- + H2S↑

FeS (r) + 2H + → Fe2+ + H2S

g) HClO + KOH → KClO + H2O

HClO + K+ + OH-  → K + + ClO- + H2O

HClO + OH- → CIO- + H2O

Câu 2. Dụng dịch X có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+; 0,125 mol Cl- và 0,25 mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất. Xác định thể tích của dung dịch X

Hướng dẫn trả lời nội dung câu hỏi 

Vì cả ba ion Mg2+, Ca2+ và Ba2+ đều tạo kết tủa với CO32- nên đến khi được kết tủa lớn nhất thì dung dịch chỉ chứa Na+, Cl-, và NO3-.

Gọi số mol của muối KNO3 là x ta có:

nK2CO3 = x mol => nK+ = 2x mol

Áp dụng định luật bảo toàn toàn điện tích ta có:

∑ n(+) = ∑ n(-) => 2x.1 = 0,125.1 + 0,25.1=> x  = 0,1875 (mol)

=> V = n: CM = 0,1875 (l)

Câu hỏi vận dụng tự luyện 

(1) CaCl2 + Na2CO3

(2) Ba(OH)2 + HCl ⟶

(3) HNO3 + NaHCO3

(4) Ba(OH)2 + FeCl2

(5) CuSO4 + NaOH ⟶

(6) BaCl2 + K3PO4

-------------------------------------------

 >> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan

.....................................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương trình ion rút gọn MgCl2 + KNO3. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 8.697
Sắp xếp theo

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm