Phương trình ion rút gọn BaCl2 + Na2SO4
Phương trình ion thu gọn
Phương trình ion rút gọn BaCl2 + Na2SO4 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết phương trình phân tử của phản ứng cũng như phương trình ion BaCl2 phản ứng Na2SO4.
Phương trình phân tử BaCl2 + Na2SO4
Nhỏ dung dịch Na2SO4 vào ống nghiệm đựng dung dịch BaCl2 sẽ tạo thành phương trình phản ứng.
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
BaCl2 và Na2SO4 là các chất dễ tan và phân li mạnh
BaCl2 → Ba2+ + Cl-
Na2SO4 → Na2+ + SO42-
Điều kiện phản ứng xảy ra BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl:
Phản ứng trong Điều kiện thường.
Điều kiện phản ứng xảy ra trong phương trình hóa học BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl là:
– Phản ứng xảy ra trong dung dịch: Các chất tham gia BaCl2 và Na2SO4 thường được hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch trước khi phản ứng xảy ra.
– Sự có mặt của các chất: BaCl2 và Na2SO4 cần phải có mặt trong dung dịch để có thể phản ứng với nhau.
– Điều kiện pH: Phản ứng xảy ra trong môi trường dung dịch nên điều kiện pH của dung dịch có thể ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu suất của phản ứng.
– Nhiệt độ: Thường thì việc tăng nhiệt độ có thể làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng cần lưu ý rằng đối với một số phản ứng, nhiệt độ quá cao có thể làm giảm hiệu suất phản ứng.
– Cân bằng ion: Các ion trong dung dịch, chẳng hạn như Cl-, SO42-, Na+ và Ba2+, phải cân bằng với nhau để tạo thành các hợp chất mới.
– Tương tác phân tử: Các phân tử của các chất tham gia cần có tương tác hóa học phù hợp để có thể xảy ra phản ứng.
Phương trình ion thu gọn BaCl2 + Na2SO4
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
Câu hỏi bài tập liên quan
Câu 1. Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có)
a) CH3COONa + H2SO4
b) KOH + H2SO4 →
c) CaCO3 + HCl →
d) Fe2(SO4)3 + NaOH →
e) NH4Cl + AgNO3 →
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) CH3COONa + H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4
CH3COO- + H+→ CH3COOH
b) 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O
OH- + H+ → H2O
c) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
CaCO3 + 2H+ + 2Cl- → CaCl2 + CO2 + H2O
d) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
Fe3+ + 3OH− → Fe(OH)3↓
e) NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl
Cl− + Ag+ → AgCl
Câu 2. Cho một lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaF 0,4M; NaBr 0,5M và NaCl 0,2M. Tính khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
100 ml = 0,1 (lít)
nNaF = 0,1.0,4 =0,4 (mol); nNaBr = 0,1.0,5 = 0,05 (mol);
nNaCl = 0,1.0,2 = 0,02 (mol).
Cho dd AgNO3 vào hỗn hợp trên chỉ phản ứng với dd NaBr và NaCl, không phản ứng với dd NaF.
Phương trình hóa học
AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3 (1)
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3 (2)
Theo phản ứng (1): nAgBr = nNaBr = 0,05 (mol) → mAgBr = nAgBr.MAgBr = 0,05.(108 +80)= 9,4 (g)
Theo phản ứng (2): nAgCl = nNaCl = 0,02 (mol) → mAgCl = nAgCl.MAgCl = 0,02.(108 +35,5)= 2,87 (g)
Khối lượng kết tủa thu được là: mkết tủa = mAgBr + mAgCl = 9,4 + 2,87 =12,27 (g)
Câu 3. Cho 200 ml dung dịch AgNO3 0,1M tác dụng với 100 ml dung dịch FeCl2 0,1M thu được m gam chất rắn. Xác định giá trị m
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nAgNO3 = 0,02 mol;
nFeCl2 = 0,01 mol
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2+ 2AgCl↓
0,01 → 0,02 → 0,02
=> mkết tủa = mAgCl = 0,02.143,5 = 2,87 gam
Câu 4. Cho 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 1M, CuSO4 1M tác dụng với dung dịch NaOH dư. Kết tủa thu được đem nung nóng đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là bao nhiêu?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Ta có: nAl3+ = 2.nAl2(SO4)3 = 0,2 mol; nCu2+ = 0,1 mol
Do NaOH dư nên:
Al3++ 3OH- → Al(OH)3
Cu2++ 2OH- → Cu(OH)2
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Cu(OH)2 → CuO + H2O
Kết tủa nung nóng đến khối lượng không đổi ta thu được chất rắn là CuO
→ nCuO = nCu2+ = nCu(OH)2 = 0,1 mol → mCuO = 0,1.80 = 8,0 gam
Câu 5. Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04 M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nNaOH = 0,26 mol → nOH- = 0,26 mol
nH+ = 0,08 mol; nFe3+ = 0,024 mol và nAl3+ = 0,032 mol
Các PTHH xảy ra là:
OH- + H+ → H2O
0,08 ← 0,08 mol
3OH- + Fe3+ → Fe(OH)3
0,072 ← 0,024 mol
3OH- + Al3+ → Al(OH)3
0,096 ← 0,032 mol
→ nOH- dư = 0,26 - 0,08 - 0,072 - 0,096 = 0,012 mol nên còn phản ứng sau xảy ra:
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
Trước pư: 0,032 0,012 mol
Phản ứng: 0,012 ← 0,012 mol
Sau pư: 0,020
→ Kết tủa có Fe(OH)3 (0,024 mol) và Al(OH)3 (0,02 mol)
→ mkết tủa = 0,024.107 + 0,02.78 = 4,128 gam
......................................................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương trình ion rút gọn BaCl2 + Na2SO4. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
>> Mời các bạn tham khảo một số phương trình liên quan: