Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập phần kim loại, kiểm thổ, nhôm

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập phần kim loại, kiểm thổ, nhôm là tài liệu tham khảo hữu ích với cả giáo viên và học sinh, giúp các bạn nghiên cứu, làm việc hiệu quả.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN HÓA

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BÀI TẬP
PHẦN KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

I . ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam đang từng bước đổi mới, chất lương đào tạo được nâng lên. Có được thành tựu đó là do ngành giáo dục có sự đổi mới về công tác quản lí, nội dung chương trình, đặc biệt là sự không ngừng đổi mới về phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá.

Trong những năm gần đây nhằm thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được trao đổi, thảo luân, vận dụng sôi nổi, đó cũng là một trong các tiêu chí để đánh giá xếp loại giáo viên.

Học đi đôi với hành là phương châm tối ưu để học sinh nắm vững nội dung kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Một trong các hành động học đi đôi với hành là giải bài tập, đó cũng là mức độ cao của hoạt đông nhận thức. Qua giải bài tập ngoài việc rèn luyện kĩ năng vận dụng, đào sâu và mở rộng kiến thức tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên còn phát hiện để bồi dưỡng học sinh giỏi, đồng thời giúp đỡ học sinh yếu kém. Để học sinh biết, có kĩ năng giải bài tập giáo viên cần giúp các em nhận dạng và nắm được phương pháp giải Bài tập chượng VI: kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm ( kim loại nhóm A) có nhiều dạng trong đó bài tập liên quan thuật ngữ hóa học là bài tập khó. Vậy cần hướng dẫn phương pháp để học sinh biết giải, giải nhanh dạng bài tập này.

2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.

- Rút kinh nghiệm cho bản thân, trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp giải bài tập.
- Học sinh có kĩ năng vận dụng kiến thức lí thuyết áp dụng vào giải các bài tập cụ thể, thông qua bài tập củng cố khắc sâu hiện tượng, bản chất của phản ứng hóa học.
- Rèn kĩ năng tư duy logic, tính toán, giúp học sinh tự tin khi làm bài kiểm tra

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 12

    Xem thêm