Sáng kiến kinh nghiệm - Dựng bản đồ tư duy để học tốt bài: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp, cộng hưởng điện

Sáng kiến kinh nghiệm - Dựng bản đồ tư duy để học tốt bài: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp, cộng hưởng điện là sáng kiến kinh nghiệm trung học phổ thông hay, đưa ra kinh nghiệm trong dạy học môn Lý lớp 12, giúp các giáo viên cũng như học sinh có thêm tài liệu tham khảo, học tập.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 12

LỜI NÓI ĐẦU

- Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động (đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học …).

- Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh.

- Bản đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về môt chủ đề. Bản đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bảng hay thực hiện trên máy vi tính.

- Bản đồ tư duy có thể giúp học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng. Nó có thể dùng để tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề hay ghi chép khi nghe bài giảng …

- Năm học 2009 – 2010 tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài Dùng bản đồ tư duy để học tốt bài: “Mạch có R, L, C mắc nối tiếp; Cộng hưởng điện”. Khi vận dụng đề tài này có mở rộng cho các bài học khác của môn Vật lý cho các lớp tôi giảng dạy thì thu được kết quả khả quan. Vì vậy năm học 2010 – 2011 tôi tiếp tục áp dụng, đồng thời bổ sung thêm và mở rộng ra cho chương “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU”.

Đề tài này nhằm giới thiệu cho các em một công cụ giúp các em trong việc ghi nhớ, thu thập và sắp xếp các ý tưởng phục vụ cho việc hệ thống kiến thức, ôn tập chương, ôn tập học kỳ …

I/ THỰC TRẠNG:

Từ trước đến nay, công việc của học sinh khi tham gia một tiết ôn tập ở môn Vật lý thường là: giáo viên hệ thống công thức toàn chương, học sinh vận dụng giải bài tập. Học sinh thụ động trong việc hệ thống hóa kiến thức nên việc ghi nhớ trở nên khó khăn. Đặc biệt là sau mỗi chương, mỗi phần học sinh đều được kiểm tra đánh giá. Các em đa phần lúng túng và kết quả đạt được không cao. Học sinh thấy khó hiểu, khó nhớ được kiến thức. Ví dụ sau khi học xong chương “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” học sinh sẽ có bài kiểm tra HKI, nội dung gồm 5 chương: Động lực học vật rắn; Dao động cơ; Sóng cơ; Dao động sóng điện từ; dòng điện xoay chiều. Học sinh sẽ gặp khó khăn khi trong thời gian ngắn phải nắm hết nội dung của 5 chương

Đánh giá bài viết
1 703
Sắp xếp theo

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 12

    Xem thêm