Sáng kiến kinh nghiệm - Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy - học địa lí
Trong quá trình giảng dạy môn địa lý ở bậc THPT, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm giúp học sinh học nhanh và hiệu quả hơn, trong đó có phương pháp sử dụng phiếu học tập. Mời các thầy cô cùng tham khảo "Sáng kiến kinh nghiệm - Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy - học địa lí" để tìm cho mình phương pháp dạy thích hợp nhất.
Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lý
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài:
Từ thực tiễn của việc giảng dạy địa lí cấp THPT ở trong trường THPT Buôn Ma Thuột; nhất là trong tình hình đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa hiện nay; đó chính là lí do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài này.
2/ Tình hình nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy địa lí cấp THPT, các giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, tuy nhiên những phương pháp, phương tiện dạy học mới chưa được tiếp cận và áp dụng một cách rộng rãi, hiệu quả.
Trong các tài liệu tham khảo, có rất ít tác giả đã đề cập đến phương tiện dạy-học dành cho việc thực hiện đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa.
Việc nghiên cứu và thử nghiệm đề tài này (Thiết kế và sử dụng phiếu học tập) có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp bách .
3/ Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi và giá trị sử dụng của đề tài:
3.1. Mục đích, đối tượng:
- Mục đích:
- Hướng dẫn giáo viên trong quá trình giảng dạy trực tiếp và học sinh trong quá trình tiếp thu bài học, làm bài tập, kiểm tra kiến thức...
- Góp phần nâng cao kết qủa dạy và học của giáo viên và học sinh, tích cực tham gia vào việc mở rộng ứng dụng phương tiện dạy-học mới, hiện đại vào thực tiễn giáo dục của đất nước.
- Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo viên trong việc giảng dạy.
- Học sinh trong việc học tập.
3.2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu phương pháp thiết kế và sử dụng Phiếu học tập.
- Đưa ra những nguyên tắc chung về kỹ năng thiết kế và sử dụng Phiếu học tập qua thực tế kiểm nghiệm của bản thân trong quá trình thực hiện đổi mới hơn 3 năm nay.
3.3. Phạm vi của đề tài:
- Các bài học có trong chương trình địa lí cấp THPT (cả 3 khối lớp)
- Giới hạn trong phương pháp Thiết kế và Sử dụng phiếu học tập
3.4. Giá trị sử dụng của đề tài:
Đề tài dùng ứng dụng trực tiếp cho công việc soạn-giảng của giáo viên THPT nói chung trong hệ thống giáo dục hoặc dùng làm tài liệu tham khảo trong việc học tập của học sinh nói riêng ở trường THPT Buôn Ma Thuột.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
- Kinh nghiệm thực tế của việc giảng dạy địa lí cấp THPT qua nhiều năm, đặc biệt là hơn 3 năm đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện dạy-học mới, hiện đại.
- Phương pháp thử nghiệm-thực tiễn.
- Các phương pháp có liên quan đến lí luận dạy học đổi mới.