Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp giải bài tập kim loại tác dụng với axit

Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp giải bài tập kim loại tác dụng với axit đưa ra hệ thống bài tập và phương pháp giải bài toán hóa học kim loại tác dụng với axit. Hi vọng tài liệu này giúp thầy cô và các bạn học sinh giảng dạy, học tập tốt môn hóa.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa

Phương pháp giải bài tập kim loại tác dụng với axit

I. LỜI MỞ ĐẦU

Lĩnh vực hóa học là ngành nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố hóa học và ứng dụng của nó trong đời sống xã hội. Nhà bác học Mendelep đã nghiên cứu và đưa ra hệ thống bảng tuần hoàn hóa học. Trong bảng tuần hoàn đó chúng ta thường nghiên cứu hai nguyên tố chính là kim loại và phi kim. Và bài tiểu luận này của tôi hôm nay sẽ liên quan đến nguyên tố kim loại. Cụ thể hơn là đề tài kim loại tác dụng với axít.

Như chúng ta đã biết không phải tất cả các kim loại đều tác dụng với axít và ngược lại. Do vậy khi chúng ta làm một bài toán về kim loại tác dụng với axít thì phải tuân theo dãy hoạt động hóa học và tính chất của từng axít. Cụ thể axít mạnh là HCl, H2SO4. Một số a xít yếu H2CO3, HNO3…hay tùy vào từng trạng thái của một axít mà có thể xảy ra các phản ứng hóa học khác nhau, tạo ra sảnphẩm khác nhau. Như nhóm có thể tác dụng với HNO3 ở trạng thái lỏng nhưng không thể tác dụng với HNO3 đặc nóng được.

Fe + H2SO4 (lỏng) tạo ra muối và H2 còn

Fe + H2SO4 (đặc, nóng) thì tạo muối và khí SO2 và H2O.

Đó chỉ là một số vấn đề mà tối sẽ trình bày trong bài tiểu luận. Sau đây tôi sẽ trình bày một số dạng bài tập cũng như phương pháp giải để các bạn hiểu rõ hơn.

Đây cũng là lần đầu tiên làm bài tiểu luận về hóa học. Nếu có sai sót nào thì mong thầy cô và các bạn góp ý để bài tiểu luận dược hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

II. HỆ THỐNG BÀI TẬP

A. MỘT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI MỘT AXÍT

Câu 1: Ngâm một lá kim loại 50 (g) vào HCl. Khí thu được sau phản ứng là 3,36 ml H2 (đktc) thì khối lượng kim loại giảm 1,68. Kim loại đó là?

Câu 2: Hòa tan 1,92 (g) kim loại R trong 1,5 lít dung dịch HNO3 0,15M thu được 0,448 lít khí NO (đktc) và dung dịch A. Tìm kim loại R

Câu 3: Hòa tan 1,35 g một kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 22,4 lít khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 21. Tìm kim loại M.

Câu 4: Cho 3,.024 g một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 (l) thu được khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Có tỉ khối với H2 là 22. Khí NxOy và kim loại M là?

Câu 5: Cho 9,6 (g) kim loại M vào 400ml dung dịch HCl. Khi phản ứng kết thúc thu được 5,376 lít H2 (đktc). Kim loại M là?

B. HAI KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI MỘT AXÍT

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 6 g hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M (hóa trị II) vào dung dịch HCl dư thu được 3,36 l khí H2 (ở đktc). Nếu chỉ hòa tan 2 (g) M thì dùng không đến 0,09 (mol) HCl trong dung dịch kim loại M?

Câu 2: Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và Zn trong 500 ml dung dịch HCl 0,4M thu được dung dịch A và 1,972 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 10,52 g muối khan. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Câu 3: Hòa tan 6 (g) hỗn hợp gồm Cu và Fe bằng dung dịch HNO3 1M (vừa đủ) thu được 0,7 lít N2O (đktc). Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Câu 4: Cho 11 g hỗn hợp 2 kim loại Al, Fe tác dụng HNO3 dư tạo ra 6,72 (l) khí NO (đktc). Tìm khối lượng hỗn hợp 2 kim loại trên.

Câu 5: Cho 0,015 mol Fe; 0,04 mol HNO3. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu khí NO và X. Cô cạn X thu được bao nhiêu g muối.

Câu 6: Cho 3,68 g hỗn hợp Al và Zn tác dụng với một lượng dư dung dịch H2S04 10% thu được 2,24 lít H2 (đktc). Khối lượng dung dịch sau phản ứng?

Câu 7: Thể tích dung dịch HNO3 1M loãng ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn 18 g hỗn hợp Fe, Cu trên theo tỷ lệ mol 1:1 (biết phản ứng tạo chất khí duy nhất là NO).

Câu 8: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và Zn có khối lượng là 46,2g. Chia X thành 2 phần, trong đó phần 2 có khối lượng gấp đôi phần 1.

  • Cho phần 1 tác dụng với 200ml dung dịch H2SO4 1M thu được V lít khí H2.
  • Cho phần 2 tác dụng với 800ml dung dịch H2SO4 1M thu được 13,44 lít khí H2. Tìm V?

Câu 9: Hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M. Hòa tan hoàn toàn 8g hỗn hợp X cần vừa đủ 200 g dung dịch HCl 7,3%. Mặt khác cho 8 g hỗn hợp X tác dụng với Cl2 cần dùng 5,6 lít (đktc) tạo ra hai muối Clorua. Kim loại M và % theo khối lượng của nó trong hỗn hợp.

Câu 10: Hòa tan 12 g Fe và Cu tác dụng HNO3 dư thu được 6,72 (l) hỗn hợp khí B gồm (NO2, NO) có khối lượng 12,2 g. Tính khối lượng muối sinh ra.

Đánh giá bài viết
7 3.720
Sắp xếp theo

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 10

    Xem thêm