Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lan Trịnh Văn học Lớp 7 Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê?

Từ đó, em có thể nhận xét gì thêm về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?

3
3 Câu trả lời
  • Captain
    Captain

    Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.

    0 Trả lời 25/10/21
    • Bon
      Bon

      - Nơi sinh sống của vua thường ở những nơi kinh thành xa hoa lộng lẫy, khác xa hoàn toàn với cảnh đồng quê thôn dã. Vị vua Trần Nhân Tông dù là một người có địa vị tốì cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê.

      - Qua đó chúng ta thấy tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tâm hồn gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã, gần gũi với đời sống sinh họat của người dân, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được.

      - Chính vì gần với nhân dân, hiểu và cảm thông với cuộc sống của họ, được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên.

      0 Trả lời 25/10/21
      • Mỡ
        Mỡ

        - Ở vị trí là 1 vị Vua, có địa vị cao xa, nhưng qua những lời bộc bạch của tác giả, chúng ta có thể thấy, xuyên suốt bài thơ không xuất hiện các đại từ xưng hô để nói về địa vị, ngôn ngữ cũng thật giản dị, đời thường => Từ đó chúng ta thấy, tác giả đã thật sự hòa mình với thiên nhiên, với con người và làng quê thôn xóm.

        - Cảnh vật yên bình, con người được sống tự do, mọi thứ trở nên bình yên, no đủ=> Đã khẳng định cho chúng ta thấy 1 triều đại thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc của con dân nước ta trong thời đại nhà Trần. Hơn thế nữa, tác phẩm cũng cho chúng ta thấy, mối quan hệ gắn bó thân thiết của Vua với dân, Vua không hề xa cách nhân dân mà ngược lại luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân.

        0 Trả lời 25/10/21

        Văn học

        Xem thêm