Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sau khi làm thí nghiệm khí Clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí Clo vào

Sau khi làm thí nghiệm khí Clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí Clo vào được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của Clo. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Sau khi làm thí nghiệm khí Clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí Clo vào

A. Dung dịch NaOH

B. Dung dịch NaCl

C. Nước

D. Dung dịch HCl

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Khí clo dư được loại bỏ bằng cách dẫn vào dung dịch NaOH, vì clo phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH:

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.

Đáp án A

D) sai vì Clo không tác dụng với HCl

B) sai vì Clo không tác dụng với NaCl

C) sai vì phản ứng của clo với nước là phản ứng thuận nghịch, khí clo vẫn thoát ra

chất hóa học của Cl2

Tính chất hóa học cơ bản của Clo là tính oxi hóa mạnh

1. Tác dụng với kim loại

Clo tác dụng với hầu hết các kim loại sinh ra muối clorua

2Na + Cl2 → 2NaCl

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Lưu ý: Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm; tốc độ nhanh và tỏa nhiều nhiệt

2. Tác dụng với hiđro

Ở nhiệt độ thường, khí clo không phản ứng với hiđro

Khi chiếu sáng hỗn hợp bởi ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng của magie cháy thì phản ứng xảy ra nhanh và có thể nổ ( mạnh nhất khi tỉ lệ mol là 1:1)

H02 + Cl02 → H+1Cl−1

3. Tác dụng với nước

Một phần khí Clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohiđric và axit hipocloro có tính tẩy màu mạnh do có H+1ClO là chất oxh rất mạnh.

0Cl2 + H2O ⇄ H−1Cl + H+1ClO

=> Khi Clo tan trong nước, diễn ra cả hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.

4. Tác dụng với dung dịch kiềm

Cl2 + 2NaOH \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) NaCl + NaClO + H2O

5. Tác dụng với một số hợp chất có tính khử

Cl2 + 2FeCl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2FeCl3

Cl2 + H2S \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2HCl + S

4Cl2 + H2S + 4H2O → 8HCl + H2SO4

Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Hiện tượng sẽ quan sát được khi cho nước clo thêm dần vào dung dịch KI có chứa sẵn hồ tinh bột?

A. Có hơi màu tím bay lên

B. Dung dịch chuyển sang màu vàng

C. Dung dịch có màu xanh đặc trưng

D. Không có hiện tượng gì

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 2: Nguyên tố nào sau đây không phản ứng trực tiếp với clo?

A. Cacbon

B. Magie

C. Kẽm

D. Lưu huỳnh

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.

B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 4. Phương pháp để thu khí clo trong phòng thí nghiệm là:

A. Phương pháp đẩy không khí

B. Thu qua dung dịch NaCl bão hòa

C. Thu qua nước nóng

D. Cả ba phương pháp trên

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 5. Để loại bỏ khí clo dư người ta sục vào dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HCl.

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch NaCl.

D. Nước.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 6. Khi cho Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, xảy ra phản ứng:

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

Trong phản ứng này Cl2 đóng vai trò là

A. chất nhường proton.

chất nhận proton.

chất nhường electron cho NaOH.

vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

Xem đáp án
Đáp án D

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Cl0 + 1 e → Cl-1 (NaCl): đóng vai trò chất oxi hóa

Cl0→ Cl+1 + 1e (NaClO): đóng vai trò chất khử

Câu 7. Trong công nghiệp khí clo có thể được sản xuất bằng cách nào sau đây

A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp

B. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp

C. dùng khí Flo đẩy Cl2 khỏi dung dịch muối NaCl

D. nhiệt phân muối NH4Cl

Xem đáp án
Đáp án A

Trong công nghiệp, người ta điện phân dung dịch bão hòa muối ăn trong nước để sản xuất xút NaOH, đồng thời thu được khí clo và hidro (clo là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất xút). Thùng điện phân có màng ngăn cách 2 điện cực để khí clo không tiếp xúc với dung dịch NaOH.

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2.

.............................

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Sau khi làm thí nghiệm khí Clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí Clo vào. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm