Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 24

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 24: Khái quát về sinh sản ở sinh vật để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải SGK Sinh 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Mở đầu

Các loài sinh vật có những hình thức sinh sản nào?

Bài làm

Các loài sinh vật có hình thức sinh sản vô tính hoặc hữu tính.

I. Khái niệm sinh sản

II. Dấu hiệu đặc trưng của sinh sản

Câu hỏi: Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Cho ví dụ một số thực vật và động vật sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Bài làm

Giống nhau: Đều tạo ra các cá thể mới từ các thể ban đầu

Sinh sản vô tínhSinh sản hữu tính

Khái niệm

Sinh sản vô tính là sự sinh ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của các cá thế khácSinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cáo tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới
Cơ sở tế bào họcNguyên phânNguyên phân, giảm phân, thụ tinh
Đặc điểm di truyền
  • Không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh
  • Cơ thể con được hình thành từ một phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ
  • Đời con giống hệt cơ thể mẹ ban đầu
  • Không đa dạng di truyền
  • Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau
  • Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
  • Có sự đa dạng di truyền
Ý nghĩaTạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn địnhTạo ra các cá thể thích nghi tốt với điều kiện sống thay đổi
Ví dụTừ một lá của cây sen đá có thể phát triển thành một cây hoặc nhiều cây sen đá mới có đặc điểm giống hệt cây sen đá cung cấp láỞ con người, sinh sản là quá trình tinh trùng thụ tinh với trứng tạo thành phôi, nhờ quá trình nguyên phân phát triển thành một thai nhi

III. Vai trò của sinh sản đối với sinh vật

IV. Các hình thức sinh sản ở sinh vật

Câu hỏi: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính có vai trò như thế nào đối với sinh vật?

Bài làm

Sinh sản vô tính cũng như sinh sản hữu tính đều tạo ra các thế hệ con chái, đảm bảo cho làoi tiếp tục tồn tại và phát triển.

Sinh sản vô tính nhanh chóng tạo ra các cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài trong điều kiện môi trường sống ổn định, thuận lợi.

Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài, đồng thời tạo ra các tổ hợp gene đa dạng, giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1: Cho biết ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.

Bài làm

Sinh sản vô tínhSinh sản hữu tính
Ưu điểm
  • Con sinh ra có bộ gene giống hệt mẹ.
  • Chỉ cần một cơ thể ban đầu.
  • Cá thể sống độc lập vẫn có thể sinh ra đời con, vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ cá thể thấp - sinh trưởng nhanh tạo số lượng lớn.
  • Các cá thể mới thích nghi tốt với môi trường sống.
  • Có sự tổ hợp vật chất di truyền tạo nên nhiều biến dị tổ hợp ở cá thể con --> đa dạng về di truyền hay đa dạng về tính trạng cá thể.
  • Tăng khả năng thích nghi của đời con đối với sự thay đổi của môi trường sống.
Nhược điểm
  • Không đa dạng về di truyền.
  • Khi thay đổi điều kiện sống dễ chết hàng loạt.
  • Cần có sự kết hợp của giao tử đực và cái.
  • Khi mật độ cá thể quá thấp thì khó duy trì được số lượng cá thể của loài.

Câu hỏi 2: Vì sao những giống cây trồng thụ phấn chéo như lúa, ngô thường bị phân hoá thành nhiều dòng với những đặc điểm khác nhau qua một số thế hệ?

Bài làm

Bởi vì những giống cây trồng như lúa, ngô thụ phấn nhờ gió, những hạt phấn của cây này có thể thụ phấn với cây khác, vì vậy xuất hiện hiện tượng thụ phấn chéo làm giống cây phân hoá thành nhiều dòng với những đặc điểm khác nhau qua một số thế hệ.

-------------------------------------------

Bài tiếp theo: Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 25

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 24: Khái quát về sinh sản ở sinh vật. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Sinh học 11 Kết nối tri thức.

Đánh giá bài viết
1 183
Sắp xếp theo

    Sinh học 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm